Lời dẫn: Từ xưa đến nay, bất luận ở đâu chuyện vợ chồng cãi nhau xảy ra như cơm bữa. Nếu như đánh nhau, người phụ nữ chân yếu tay mềm bị thua là chuyện tất nhiên. Khi bị chồng đánh, có chị cho rằng số phận như vậy, nên im lặng cam chịu, nuốt lệ vào lòng. Có chị kể lể với hàng xóm, hay bạn bè để trút nỗi u buồn. Có chị đánh con cái để trút nỗi oán hận trong lòng. Tục Ngữ có câu: “Cấp trên quản cấp dưới, cái cuốc quản cái ki.”
Làm trong công ty, tổng giám đốc bị chủ tịch hội đồng quản trị quở trách, tổng giám đốc tìm giám đốc trút giận, giám đốc tìm trưởng phòng rầy la, trưởng phòng tìm nhân viên mắng. Như thế, cấp trên quản lý cấp dưới. Trong quân đội, cục cảnh sát; hoặc tất cả đoàn thể nhân dân cũng cấp trên quản lý cấp dưới. Đây là mạnh hiếp yếu phải không? Hoặc muốn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác; hoặc trút nỗi tức giận trong lòng. Chúng tôi nghĩ chuyện này ở đâu cũng có.
Ngày xưa, có một người nuôi một con khỉ. Khỉ là động vật rất thông minh và lanh lợi, chỉ cần chúng ta đối xử tốt và thân thiện với nó thì nó hiểu được. Bất kì chúng ta dạy nó mặc áo, đội mũ; hoặc phụ trèo cây hái trái, nó đều làm rất tốt; cho nên, chủ nhân rất hài lòng nó. Ông chủ này trồng rất nhiều cây ăn trái, nên ông huấn luyện khỉ trèo cây hái trái, nó cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Con khỉ biết quan sát sắc mặt vui-buồn của ông chủ. Có lúc trèo hái cây, nó chuyền từ cây này sang cây khác, nghịch ngợm vui đùa với ông chủ, không chịu làm việc. Khi đó, nếu như ông chủ nạt một tiếng, nó ngừng đùa giỡn, vội đi hái trái cây.
Khi hái trái cây, nó biết phân biệt trái nào chín, trái nào sống. Một hôm, nó cố ý hái trái sống, ông chủ liền cầm trái cây gọi nó xuống, nó nhìn qua biết ông chủ đang giận, biết mình phạm lỗi nó vội tụt xuống, ông chủ cầm hai trái đặt trước mặt nó nói: “Ngươi xem! Trái cây này còn sống, vì sao lại hái xuống?”. Ông chủ véo mạnh vào tai nó, nó đành phải ôm đầu chạy. Người có tâm oán hận, con khỉ thông minh cũng như vậy. Nó cũng đành chịu, nhưng trong lòng luôn nhớ.
Lúc trở về nhà, có chú bé chạy ngang qua, khỉ còn giận, nên véo vào tai chú bé hai cái. Đây có phải là mạnh hiếp yếu không?
Bài học đạo lý
Con người và tất cả động vật, nếu họ càng thông minh; hoặc chức vụ con người càng cao thì họ không chịu đựng để người khác bắt nạt. Người hiểu biết kém cỏi; hoặc động vật ngu si thì cam chịu người khác ức hiếp. Bậc Cổ đức dạy: “Bậc đại trí trông như ngu đần”. Người quá ngu si, hay người thông minh cực kì đều có thể chịu đựng người khác ức hiếp. Chỉ có người nửa khôn nửa dại thì bất cứ việc gì cũng tính toán thiệt hơn. Nhưng người có trí huệ và đức hạnh lại rất ít. Người quá ngu si, hoặc người có lương tâm cũng không nhiều. Ở đời phần đông là người vừa khôn vừa ngu, vừa thiện vừa ác thì chiếm số đông; cho nên, thế gian có chuyện tranh cãi thị phi rất nhiều.
Con người giống nhau, vì sao có sự sai khác người khôn, kẻ dại, người mạnh, kẻ yếu, người đức hạnh, kẻ gian ác, và tính tình tốt-xấu? Như thế, ai ức hiếp ai? Vấn đề này có không phải là nên hay không nên, mà là vấn đề ai có đạo đức, ai không có đạo đức, ai thiếu nợ ai v.v…Người có tu dưỡng, có đạo đức thì không nên dùng quyền thế bắt nạt người, mạnh hiếp yếu, cao đè thấp. Những người ngu si hạ tiện, bị người sai khiến, hoặc bị người ức hiếp, cho đến đền trả nghiệp đời trước. Vì thế, mới có sự sai khác mạnh-yếu, sang-hèn; vả lại, nhân quả xoay vần, mãi mãi luân chuyển không dứt. Chúng ta biết có thoát ra khỏi bánh xe luân hồi hay không, thì hãy nhìn việc làm của mình.