Cầu Linh Dược

Lời dẫnNếu như chúng ta muốn trèo lên cây bắt cá thì mãi mãi không bắt được cá. Hoặc nuôi gà trống mà mong đẻ trứng thì nó có đẻ được không? Người không có công đức, không làm việc thiện mà suốt ngày lạy lục cầu thần, cầu sinh lên cõi trời thì không bao giờ đạt được mong ước. Bởi vì, họ không có nhân thiện thì làm sao có quả thiện. Kinh Nhân quả ghi: “Nhân như vậy thì được quả như vậy”. “Tự mình gây nhân thì tự chuốc quả”. Mình không có gì có cầu cũng không được.

 Ngày xưa có một gã nông dân, không biết hắn nghe tin đồn nhảm từ đâu, nói sữa lừa có thể trị bá bệnh, lại còn làm cho thân thể mạnh khỏe “có bệnh trị bệnh, không bệnh bồi dưỡng thân”. Cũng có người nói hùa theo: “Sữa lừa chẳng những bồi dưỡng sức khỏe mà còn trị những bệnh nan y như ung thư, tai biến mạch máu, bệnh xơ gan v.v…đều chữa khỏi. Trẻ con mắc bệnh đậu mùa, muốn đề phòng bệnh này thì uống sữa lừa có thể ngăn ngừa được vạn bệnh”. Mỗi người thêm một câu, miêu tả giống như thuốc tiên trên trời, uống một viênthể trẻ mãi không già.

Có người thêu dệt thêm, nói: “Sữa lừa giống như linh đan diệu dược, người bị tai điếc uống vào liền nghe được; người bị mù liền sáng; người điên được tỉnh; người chết sống lại v.v…”. Họ nói đủ điều tốt đẹp suốt cả ngày, giống như thuốc tiên trên trời linh nghiệm cũng không bằng sữa lừa. Có người nghe như vậy muốn có liền, nên nói: “Chúng ta phải làm thế nào có được sữa lừa?”. Ngay lúc đó, có người dắt một con lừa đi ngang qua. Mọi người nhìn thấy con lừa, liền chạy đến bao vây nó.

Có người vắt tai con lừa để lấy sữa. Có người vắt đuôi nó. Có người vắt khắp thân, nhưng chẳng ai được sữa. Trong đó, có một người vắt bộ phận sinh dục của nó chảy ra được một chút nước tiểu. Hắn hớn hở vui mừng hét to: “Vắt được rồi! Vắt được rồi! Đây chính là sữa lừa thật sự”. Mọi người cho là sữa lừa nên tranh nhau vắt. Cuối cùng được một li rất nhỏ, nhưng bán ra được mấy trăm lượng vàng mà cung vẫn không đủ cầu. Khi mọi người uống nước tiểu lừa thì như thế nào? Chẳng có người nào đạt được hiệu quả, nhưng không dám nói. Người tác dụng tâm lý, nên có chút linh nghiệm, liền loan truyền thêu dệt thêm: “Sữa lừa thật là linh, tôi mắc bệnh nan y kia, uống sữa lừa vào khỏi liền”. Ai nấy đều hùa theo, một đồn mười, mười đồn trăm. Tục Ngữ có câu: “Một thằng mù dắt một đám người mù”. “Một con chó sủa bóng, trăm con chó sủa theo”. “Một người truyền hư, trăm người truyền thực”. “Lời có ích không ra khỏi cửa, lời nói bậy truyền đi nghìn dặm”. Càng đồn càng đi xa.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mọi người đều thích nghe lời nói ngọt ngào, thích nghe điều không thật; thích nghe những chuyện kì dị lôi cuốn. Chúng ta nói sự thật, nói chân lý, họ không thích nghe, vì không có hấp dẫn, hứng thú, nên họ không tin. Chúng ta kể chuyện hoang đường ma quái, như chuyện “Một nghìn lẻ một đêm”. Kể về huyền thoại, không có thật thì họ đều thích nghe. Thật là kì lạ! Con người là tối linh trong muôn vật. Tính linh ở đâu? Đang lừa dối người? Đang tính kế tranh giành? Hay đang mưu tính hại nhau? Hay đang tìm cách hại người? Nếu như nhìn theo phương diện tín ngưỡng tôn giáo thì không có linh.

Có người tùy tiện sắp đặt thần có lẽ cũng có, chạm khắc tượng thần cũng có người lễ bái, cũng có linh nghiệm. Vì sao? Vì rất nhiều thần linh ở khắp trong vũ trụ. Có vị nương ở cây cỏ. Có vị nương ở tảng đá v.v…đều có linh hiển, huống gì thần có nơi chốn có miếu, có nhà thờ tự, mà không có linh hiển đáng tin hay sao? Chúng ta tín ngưỡng như thế thì tương lai thần có giúp được gì không? Giống như chúng ta làm nghề buôn bán lâu ngày thì có tình cảm qua lại, anh mua tôi mới bán. Có rất nhiều người là bạn với nhau, anh muốn vươn lên thì tôi nâng đỡ anh, mong muốn anh mãi mãi là bạn của tôi. Nhưng tốt nhất anh luôn là cấp dưới của tôi, không được làm cấp trên của tôi. Tục Ngữ có câu: “Rồng bay với rồng, phượng múa với phượng, bạn của chuột biết đào ngạch”. Chúng ta tín ngưỡng như thế nào thì cầu khẩn thần linh như thế ấy.

Chúng ta cầu khẩn với chính thần như thế nào? Hay Phật, bồ-tát như thế nào?

Thứ nhất: Phải có tâm cao thượng thì cầu thần cao thượng, tính tình ngay thẳng thì cầu khẩn với chính thần.

Thứ hai: Đức hạnh, ý chí và nguyện lực của họ phải phù hợp đối tượng tín ngưỡng, thì mới tương ưng.

Thứ ba: Ý chí, nguyện lực của đối tượng đó phải bình thường, hành động, việc làm phải phù hợp thì mới có cảm ứng đạo giao.

Vì thế, chúng ta không nên cầu bậy; bằng không thì giống như muốn sữa lừa xằng bậy trong câu chuyện, thật sự rất hoang đường.