Chú phải công án không?

Hỏi: 
Câu kết của kinh Bát Nhã, đức Bồ tát có dạy “ga tê, ga tê, ba ra ga tê, ba ra ga tê, bo di sa va ha”. Câu chú này có phải là một công án không

Đáp:
Thần chú là muốn cho mình không biết, nhưng khôngnghi tình, vì không có dấu hỏi. Còn nghi tình của Thiền tôngkhông biết nhưng có dấu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, mình đáp không ra thấy tức lắm thì phải tiếp tục hỏi nữa, hỏi đến một ngày đáp ra được là kiến tánh. Thần chú không có dấu hỏi, thành ra khác xa với tham công án hay tham thoại đầu.

Công án là một chuyện tích, như tham công án chữ vô của Triệu Châu, chữkhông có dấu hỏi, dưới đây là công án:
Tăng hỏi Triệu Châu: con chó có Phật tánh không?
Triệu Châu đáp: có.
Tăng khác hỏi: con chó có Phật tánh không?
Triệu Châu đáp: không.

Tại sao một người trả lời có, một người trả lời không? Thì đã có dấu hỏi rồi. Lại kinh Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao Triệu Châu nói không? Vì con chó cũng là chúng sanh vậy. Tại sao con chó khôngPhật tánh? Cũng là dấu hỏi. Tham công án thì cả chuyện tích, chứ không phải khán chữ vô. Nếu chữ vô thì không có dấu hỏi, làm sao gọi là nghi tình? Nghi tình phải có dấu hỏi.

Niệm chú chỉ là để cho mình không biết, nếu dịch ra thì thần chú không còn nữa. Thần chú không thể dịch được. Thần chú là thay mặt cho mệnh lệnh, thay mặt cho sự dụng của tâm; cho nên kinh Lăng Nghiêm gọi là tâm chú, tôi dịch kinh Lăng Nghiêm có lược giải tâm chú này.