Ðạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp
Ðạt lý mầu Phật dạy, mới ngộ pháp vô vi.
Ðiều kiện ắt có của hành giả là phải thấu rõ, thông đạt được Phật lý, tức lý vi diệu nhiệm mầu của vạn pháp.
Ðể thỏa mãn được điều ấy cần đòi hỏi học nhân phải dày công phu tu tập, cần khổ luyện tập trải qua nhiều năm tháng, không phải chỉ một sớm một chiều mà được, như đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành trải qua ba a tăng kiếp mới chứng được pháp thậm thâm vi diệu. Pháp ấy chỉ ai tu nấy chứng, cũng như ai ăn nấy no mà không thể no thế người khác được. Pháp có hai phạm trù là pháp hữu vi và pháp vô vi. Pháp hữu vi là pháp còn bị phiền não dục nhiễm chi phối, cũng tức là pháp thế gian. Pháp vô vi là pháp giải thoát an lạc hoàn toàn hay cũng còn gọi pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian cho người tu chứng đạt ngộ, với tâm thanh tịnh trong thiền quán mà được. Ðạt đến đó gọi là pháp vô vi. Ðạt pháp vô vi là thấu suốt nguồn chơn tâm, rõ bản tánh thanh tịnh của vạn sự vạn vật, cũng chính là bản lai diện mục là thức tâm đạt bổn. Người tu hành đạt đến chỗ rốt ráo tột cùng là thấu triệt đạo lý thâm huyền Phật dạy. Ðó chính là pháp vô vi mà khi xưa tổ Ca Diếp phó chúc cho đệ nhị Tổ A Nan qua bài kệ như vầy:
Hà ư nhứt pháp trung
Nói không pháp, không phải pháp hẳn sai
Tại sao một pháp phân hai
Là pháp là chẳng pháp mắc quai đó rồi)