Lấy Nước Mía Tưới Cây Mía

Lời dẫn: “Lòng cha mẹ như trời biển”. Người làm cha mẹ trong thiên hạ không ai mà không yêu thương con mình. Nhưng thương con không đúng cách thì dẫn đến con cái thành thói hư tật xấu. Trong giới sĩ, nông, công, thương mỗi người đều phải làm việc kiếm tiền sinh sống; nhưng cách kiếm tiền bất hợp pháp sẽ đưa đến nguyên nhân thất bại. Mỗi người đều có một công việc, nhưng làm việc phải chính đáng, nếu làm bất chính là kẻ hư hỏng. Chúng ta suy một mà ra ba, muôn việc ở thế gian đều có chính-tà và có đúng-sai.

Ngày xưa ở một vùng nông thôn nọ có hai người nông dân rất thân nhau. Một hôm, hai người ngồi bàn tán thảo luận về việc trồng mía. Anh A nói:

– Chúng ta thi nhau trồng mía người nào thắng thì được nhận một số tiền thưởng, người nào thua phải chi ra số tiền thưởng nhé! Anh thấy thế nào?

Anh B đáp:

– Được đó! Như thế thật là thú vị, cũng là khích lệ công việc sản xuất, nâng cao thành phẩm, lời nói như đinh đóng cột nhé!

Hai người giao kèo quy ước thi đấu xong. Họ chia đám đất mỗi người một nửa và bắt đầu thi đấu.

Trải qua mấy ngày, anh A vắt óc suy nghĩ muốn tìm cách nào để thắng được thi đấu lần này. Sau mấy ngày suy tính, cuối cùng anh chọn một cách. Anh nghĩ: “Mía ngon là nhờ ngọt, chắc phải dùng thứ ngọt tưới nuôi dưỡng nó. Vì thế, ta dùng nước mía tưới lên, nhất định sẽ thu hoạch bội phần”. Vài ngày sau, hai người bắt đầu cày đất, trồng mía. Anh A thường đem nước mía tưới lên. Anh B vẫn làm những công việc bình thường, nhưng chăm chỉ hơn; anh siêng năng xới đất, nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.

Sau vài tháng, đám mía của anh A dần dần vàng úa. Mía của anh B ngày càng tươi tốt, cao lớn mập mạp. Cuối cùng, đám mía của anh A chết khô héo; mía của anh B lại được trúng mùa. Đây vì nguyên nhân gì? Là làm đúng phương pháp hay không đúng mà thôi.

Bài học đạo lý

Tục ngữ có câu: “Giặc trộm kế của trạng nguyên”. Người thông minh lại mắc phải sai lầm thông minh làm hại, việc này đâu đâu cũng có. Những kẻ lưu manh, trộm cắp cho rằng không cần lao động cực nhọc mà vẫn được hưởng. Kẻ lừa dối, gạt người cho mình động ba tấc lưỡi thì được tiền của. Nhưng theo luật nhân quả “thiệnquả báo thiện, ác có quả báo ác”. Báo ứng liền theo sau.

Muôn sự ở thế gian, chúng ta làm việc một phần thì hưởng một phần; tuyệt đối không có chuyện kẻ lười lao động mà hưởng thành quả. Cho nên đạo Phật nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Khôngđạo lý trồng cỏ um tùm mà được gặt lúa.

Trong giới sĩ, nông, công, thương nỗ lực làm việc đều có phương pháp của họ. Nếu người chỉ chuyên vắt óc suy nghĩ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc dùng thủ đoạn đầu cơ trục lợi để mình có lợi thì sẽ chịu quả báo hại mình. Như người làm việc văn phòng tham ô trái pháp luật. Người nông dân dùng phân bón hóa học quá liều lượng để thu hoạch cao có hại sức khỏe người tiêu dùng. Công nhân tham lam lấy trộm vật liệu, làm việc qua loa. Doanh nhân dùng hàng giả bán lừa gạt mọi người để được lời nhiều. Kết quả, họ đều chịu báo ứng thích đáng tội mình làm. Mỗi người ở thế gian đều có một nghề, ai cũng có thể làm lợi ích cho xã hội. Chúng tôi nói cách khác, mọi người đều có thể bóc lột xã hội, vấn đề là chúng ta có lương tâm hay không mà thôi.

Tiền đồ của mỗi người sáng sủa hay mờ mịt, nhân cách thanh cao hay thấp hèn, tương lai tiến thân hay sa đọa đều bắt đầu từ một ý niệm của chúng ta. Nếu người giữ tâm lương thiện, mặc dù hiện tại chịu thiệt thòi một chút nhưng tương lai nhất định được quả báo tốt đẹp. Kẻ gian ác tuy trước mắt chiếm được lợi phẩm một chút, nhưng dần dần nhân cách bị sa đọa. Mọi người chán ghét, tương lai nhất định sẽ tăm tối, chính là do có tâm xấu. Dùng người, làm việc không đúng phương pháp, cũng tạo thành kết quả không tốt. Vì thế, chúng ta phải học theo Đức Phật, Thánh hiền dạy, lý do là ở đây.