Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Uổng Công Thôi Hỏi Sắc Cùng Không

Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông.
Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy,
Thế gian trồng quế đâu thành tòng.
Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong.
Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,
Ai phân phàm thánh với tây đông.

 (Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không,
Học đạo vô như phỏng Tổ tông.
Thiên ngoại mích tâm nan định thể,
Nhân gian thực quế khởi thành tùng.
Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.
Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ,
Thùy tri phàm thánh dữ tây đông?)

KHÁNH H – Bản dịch HT Thanh Từ.

(BÌNH: Chữ gốc là hạt cải, nhưng đây dịch là hạt gạo cho dễ hiểu vì rất nhiều em thanh thiếu niênchưa thấy hạt cải bao giờ. Làm sao đầu một sợi tóc có thể chứa cả vũ trụ? Làm sao một hạt gạo có thể chứa cả mặt trời và mặt trăng? Hãy nhắm mắt lại, và rồi mở ra lại. Làm sao cả bầu trời chứa vừa vặntrong mắt của bạn? Bạn có mơ đêm qua không? Làm sao cả vũ trụ chứa vừa trong giấc mơ của bạn, một hư ảo hiển lộng trong tâm bạn? Bạn có nhớcâu chuyện “không phải phướn động, không phải gió động, chỉtâm động” không? Làm sao vạn pháp chứa vừa trong tâm bạn? Và làm sao tâm bạn mang tất cả các đá tảng không lồ? Quá nặng chứ. Nhưng hãy cảm nhận nó. Hãy nhìn vào nó. Đức Phật nói rằng bạn là những gì bạn suy nghĩ, rằng tâm bạn hình thành thế giới này. Hãy nhìn vào các đá tảng, và hãy thấy bạn là các đá tảng bạn thấy. Trong chứng ngộ này, vạn pháp bình đẳng.)

Nguồn:thuvienhoasen.org