Hỏi:
Nếu người có công phu đến tận cùng cái biết thì tự nhiên họ sẽ đến chỗ không biết (nghi tình) phải không?
Đáp:
Tận cùng cái biết là dùng hết sức ý thức, nhưng làm sao biết là tận cùng? Bình thường 1 phút là 17 hơi thở, người có tu cũng có thể 1 phút 10 hơi thởø (hơi thở dài). 1 hơi thở được 6 giây, 1 giây nhà Phật chia ra 60 sát na. 6 giây = 360 sát na. Nếu ở trong hơi thở cứ quán hơi thở dài ngắn thì ý thức dễ biết, nên không đến chỗ vi tế được.
Như đem 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B làm 60 C; đến C là vi tế nhưng chưa thật vi tế. Chia lại là: 1 sát na = 60 A 1, 1 A 1 = 60 A 2, 1 A 2 = 60 A 3, 1 A 3 = 60 A 4, rồi chia đến A 10 thì rất vi tế. Rồi đem 1 A 10 chia = 60 B 1, 1 B 1 = 60 B 2, 1 B 2 = 60 B 3, rồi chia đến B 10. B 10 chia = 60 C 1,… nhưng mỗi thời gian đều có sanh, trụ, dị, diệt. Nếu đến C 9 không có sanh, trụ, dị, diệt thì không đến C 10. Thời gian thật nhanh nhưng vẫn có sanh, trụ, dị, diệt.
Bây giờ mình nói ra một tiếng thì trải qua biết bao nhiêu C 9 biết không? Cả tỷ C 9 rồi. Nhưng mỗi C đều có sanh, trụ, dị, diệt. Cứ chia mãi thì có con số biểu thị sanh, trụ, dị, diệt. Trong lúc đó ý thức đã kiệt sức, đến chỗ vi tế thì đã mơ hồ, tức là không thể dùng ý thức được nữa, nhưng còn biết mơ hồ thì thấy mênh mông, như nhìn ra biển không thấy bờ bến, nên có thể lọt vào vô ký không hoặc là lọt vào không chấp.
Như Đại thừa lọt vào không chấp, vì mênh mông không thấy gì, còn không lọt vào không chấp thì lọt vào vô ký không.
Các pháp môn khác tu đến cuối cùng đều phải phát nghi, còn Thiền tông bước đầu tiên là phát nghi. Pháp môn Tịnh Độ đến Tây Phương Cực Lạc nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền rồi mới phát nghi.
Pháp tu Tiểu thừa là cuối cùng dứt được lục căn, nhưng bây giờ chưa thấy ai tu chứng quả. Theo cách tu người dạy hiện nay chứng sơ quả còn thấy khó!