AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoa Đĩnh
    ● (Thuyền hoa): Thuyền chở gái ăn sương.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoa Đốm
    ● Chỉ ảo giác nhìn thấy rất nhiều đốm sáng nhảy nhót lăng xăng giữa hư không mà thật ra không có gì cả. Kinh văn chữ Hán thường dùng không hoa hay hư không hoa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hòa-thượng
    ● Chính tiếng Phạm gọi là Ô-xã hay Hòa-xã, Hòa-xà (Khosha), Ngài La-Thập phiên nghĩa là “Lực-sinh”, có nghĩa là người đệ-tử y vào đấy mà đạo-lực được sinh-trưởng. Hòa-thượng là một chức-vị thứ nhất trong đàn truyền giới cho các đệ-tử.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoa-Tử
    ● Đây là cách gọi châm biếm người ăn mày. Do người ăn mày rách rưới quần áo vá chằng vá đụp bằng đủ thứ vải nhặt nhạnh được nên trông loang lổ, nhiều màu. Hơn nữa, họ còn bị ghẻ lở, hay bôi thuốc lam nham như “trổ hoa”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoặc Am
    ● Hoặc Am thiền sư, Pháp Tự của Hộ Quốc Cảnh Nguyên thiền sư. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoặc Loạn
    ● Hoặc là phiền não mê lầm. Vì phiền não mê lầm cứ nổi lên mãi làm cho tâm bất an, nên gọi là loạn. Muốn tâm an, phải dứt trừ phiền não hoặc loạn.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoặc Tình
    ● Những thứ tình kiến phát xuất từ phiền não (Hoặc). Do phiền não che lấp nên sự thấy biết không chân chánh, kiến giải bị lệch lạc, chủ quan, nên không thể thấy biết đúng như sự thật nên không thể nào thấu hiểu cảnh giới bất khả tư nghị được.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoặc Trí Uyển Nhiên
    ● Hoặc và trí dường như giống nhau. Hoặc là phiền não bị dứt trừ, trí tức là trí tuệ dứt trừ phiền não
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoài Cảm
    ● Cao tăng tông Tịnh Độ, sống vào đời Đường, Trung Quốc.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hoài Ngọc
    ● 懷玉: Cao tăng Trung Quốc, thuộc tông Tịnh độ, sống vào đời Đường, họ Cao, người Đan Châu (Ninh Hải, tỉnh Chiết Giang). Sư ở chùa Dũng Tuyền, Thái Châu (Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang), giữ gìn giới luật rất nghiêm minh. Sư tụng kinh A-di-đà 30 vạn lần, mỗi ngày niệm danh hiệu Phật năm vạn tiếng.(...)

Tìm: