AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phát Tâm Đại Thừa
    ● Tức là phát Bồ-đề tâm rộng lớn tu mình, lợi người cầu đạt đến cảnh giới của chư Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Tạng Kinh
    ● Còn có tên là Phụng Nhập Long Hoa Kinh, hoặc Tuyển Trạch Chư Pháp Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ bảy (405), gồm ba quyển, mười phẩm. Kinh này chủ yếu nói về luật nghi của Bồ Tát, nhưng khác với bộ luật khác ở chỗ đặc biệt nhấn mạnh: Nếu Hành Giả không thông đạt Thật(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Tánh
    ● Buddhata. Bản tính sáng suốt giác ngộ của mỗi người. Tánh nầy, Phật cùng chúng sanh đồng nhau.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phát Tháp
    ● Tháp chôn tóc.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thọ
    ● Tức là cội bồ đề; chỗ Phật thành đạo ở dưới cội cây này gọi là Phật Thọ, Ðạo thọ hay là Bồ đề thọ. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thừa
    ● 佛乘 (S: buddha-yāna) . Nhất Thừa. Chữ “thừa” nghĩa là cỗ xe, dùng để chỉ cho giáo pháp của đức Phật. Vì giáo pháp có năng lực đưa con người từ cõi vô minh đến nơi giác ngộ, cho nên lấy hình ảnh chiếc xe làm ví dụ. “Phật Thừa” hay “Nhất Thừa” là giáo pháp duy nhất đưa đến sự chứng ngộ tuệ giác(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh
    ● (Hai quyển) do Chi Khiêm dịch vào đời Ngô.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thuyết Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội Kinh
    ● Kinh này gồm sáu quyển do ngài Công Đức Trực xứ Thiên Trúc cùng với ngài Huyền Sướng dịch ra tiếng Hán vào đời Lưu Tống (tức nhà Nam Tống thời Nam Bắc Triều, do Lưu Dụ sáng lập). Kinh chủ yếu dạy về cách tu Thật Tướng Niệm Phật Tam-muội. Kinh này còn có một bản dịch khác mang tên là Phật(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh
    ● (佛說法滅盡經), được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh ở tập 12, kinh số 396, mất tên người dịch.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phật Thuyết Vị Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh
    ● Trong Đại Tạng Kinh có hai bản Phật Thuyết Vị Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh: 1.Bản thứ nhất gồm một quyển được dịch vào thời Đông Hán, tên người dịch đã thất lạc. Vị Tằng Hữu chỉ thiện căn của Như Lai rộng lớn, hiếm có. Kinh này xiển dương Công Đức vô lượng của việc kiến tạo Phật tháp và Phật(...)

Tìm: