AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Tiến Dũng Mãnh
    ● Là dũng mãnh tiến tu những hạnh khó làm. Kinh Vô lượng thọ, quyển thượng nói: “Tinh Tiến Dũng Mãnh, chí nguyện không biết mệt mỏi.” Kinh Pháp hoa, phẩm Tựa ghi: “Lại thấy Bồ Tát tinh tiến dũng mãnh, vào chốn núi sâu, suy nghĩ trí Phật.”
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Tiến Hiện Khởi
    ● Là tinh tiến thị hiện phát hành các thiện pháp bằng thần thông. Kinh Phật thuyết Thủ lăng nghiêm Tam-muội, quyển thượng ghi: “Phật dạy Bồ Tát Kiên Ý: Trú ở Tam-muội Thủ lăng nghiêm, phát đại tinh tiến có được các thiện pháp bằng cách không phát động ba nghiệp thân, khẩu, ý, thị hiện làm(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Tiến Hoằng Thệ
    ● Là khoác mặc tâm chí mạnh mẽ làm áo giáp mà xông tới, không sợ bất cứ khó khăn nào, không gì làm lay chuyển chí nguyện của mình. Kinh Bồ Tát địa trì, quyển 6, phẩm Bồ Tát địa trì phương tiện xứ tinh tiến có ghi: “Bồ Tát trước khởi tinh tiến phương tiện, trong tâm trang bị áo giáp hoằng thệ,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Tiến Không Bỏ Phật Đạo
    ● Là tinh tiến đạt thành vô thượng giác. Luận Đại Trí độ, quyển 16 ghi: “Tinh Tiến vì Phật Đạo gọi là ba-la-mật, còn tinh tiến vì các thiện pháp khác thì chỉ gọi là tinh tiến mà không gọi là ba-la-mật …. Bồ Tát tinh tiến không ngừng không nghỉ, nhất tâm cầu Phật Đạo. Tu Hành như vậy gọi là(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Tiến Kiên Cố
    ● Là nỗ lực tu hành, chuyên tâm dụng công, không biếng nhác, không gì phá hoại được. Kinh Thắng tư duy Phạn vương sở vấn, quyển 6 ghi: “Bồ Tát đối với các pháp không thấy tướng đồng nhất, không thấy tướng dị biệt, gọi là Bồ Tát tinh tiến kiên cố.” 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tịnh Trì Ý Ngôn Cảnh
    ● Ý thức (ý ngôn) thuộc chủng loại đa văn huân tập giáo pháp và thuộc về tác ý đúng lý, mà kiến phần của nó có cái ấn tượng tương tự pháp và nghĩa, từ ý thức đó tu tập thêm lên thì thấy pháp và nghĩa chỉ là ý thức, chỉ là giả thiết.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tính Tướng
    ● “Tính” là chỉ cho tự-thể của các pháp (sự-vật) ở bên trong và không thay đổi được; “tướng” là tướng-mạo hiện ra ở bên ngoài, có thể nhận thức, phân-biệt được
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Ư Kỳ Hoàng
    ● Kỳ là Kỳ Bá, Hoàng là Hoàng Đế. Kỳ Bá là một y sư trứ danh theo truyền thuyết, ông rất tinh thông y thuật nên được Hoàng Đế thờ làm thầy. Hoàng Đế chính là một trong ba vị thánh đế vương thời cổ (Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế). Hoàng Đế cũng tinh thông y thuật. Thần Nông được(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tình Và Phi Tình
    ● Tình là Tình Thức, phi tình là phi Tình Thức. Chúng Sanh là loài có tình cảm, Tình Thức, tình ý, tình ái, nên gọi là hữu tình. Còn các vật vô tri, vô giác, những vật chẳng phải chúng sanh, thì được gọi là vô tình hay phi tình.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tinh Vệ
    ● Giống chim nhỏ ở bãi biển. Theo Thuật Dị Ký, ngày xưa con gái Viêm Đế chết đuối ở biển Đông, hóa ra chim tinh vệ, mỗi ngày bay đến núi Tây ngậm đá thả xuống lấp biển (tại vì biển này mà phải chết đuối.)

Tìm: