VỊ CAO TĂNG VÀ MIẾNG THỊT HEO

Tác giả: See New York | Dịch giả: Tâm Nguyễn

Một vị cao tăng nhận lời mời tham gia một yến tiệc cơm chay, trong yến tiệc khi phát hiện có một khoanh thịt heo được bài trí rất khéo léo lẫn trong một khay đồ ăn đặt ở trên bàn tiệc, đồ đệ cùng đi dự tiệc với cao tăng đã cố ý dùng đũa khiến cho miếng thịt heo lộ ra ngoài, dự định để chủ nhân của bữa tiệc nhìn thấy. Nhưng người đồ đệ không thể ngờ rằng vị cao tăng lại không cùng chung ý nghĩ với anh ta. Cao tăng ngay tức thời dùng chính đũa của mình làm ẩn miếng thịt heo trở lại.

Được một lúc thì đồ đệ của cao tăng lại làm cho miếng thịt heo lộ trở ra, cao tăng lại ẩn miếng thịt heo quay trở vào lẫn trong cùng với đồ chay, đồng thời liền ghé sát tai đồ đệ nói nhỏ “nếu mà con cứ làm như thế để cho miếng thịt heo đó ngược trở ra lần nữa thầy sẽ ăn nó luôn đấy”. Người đồ đệ sau khi nghe xong không dám khiến miếng thịt heo đó lộ trở ra nữa.

Sau khi tiệc tàn vị cao tăng và đồ đệ cùng từ biệt chủ nhân. Trên đường về người đồ đệ của cao tăng trong lòng cứ tự thắc mắc mãi mà vẫn chưa hiểu hàm ý nên bèn hỏi: “Thưa sư phụ, vừa rồi nhà bếp rõ ràng là biết chúng ta không ăn mặn, tại sao lại còn làm cho thịt heo đặt lẫn vào trong thức ăn chay thế nhỉ? Đệ tử chỉmuốn để chủ nhân của họ biết điều đó, xử phạt tội người đầu bếp ấy”.

Cao tăng từ tốn nói: “Đã là người ở đời ai mà không có lúc sai. Vô luận là người đó do có tâm cố ý hay bởi tâm vô ý, bất kỳ ai đó trong chúng ta, mỗi một người trong cuộc đời cũng đều có lúc phạm phải sai lầm. Một khi để cho chủ nhân nhìn thấy trong khay đồ ăn chay có thịt heo, vị ấy sẽ không hài lòng và trong lúc tâm thái chưa nguôi giận sẽ phạt tội đầu bếp, thậm chí có thể cho người đầu bếp nghỉ việc. Điều đó đều không phải là nguyện ý tình thế ta muốn xảy ra theo hướng như vậy. Ở đời “Đắc lý” – khi bản thân mình đạt được lý tất nhiên là quan trọng nhưng tuyệt đối không được “đắc lý bất nhiêu nhân” mà cần “đắc nhiêu nhân xứ thư nhiêu nhân”, có nghĩa rằng tuyệt đối không được theo kiểu chỉ cần biết đạt được lý của mình mà quên đi sự tình, còn cần phải biết khoan dung cho người. Một khi mà còn đường lựa chọn nếu có thể bao dung được cho người thì nên chọn cư xử theo lối bao dung cho người.”

Con người trong xã hội, trong mưu sinh kiếm sống vốn dĩ người ta đều lớn lên và trưởng thành ở đủ các giai tầng giai cấp, đủ thành phần tầng lớp xã hội, điểm xuất phát của mỗi một người sinh ra trong đời đều rất khác nhau không cùng tương đồng, mỗi người đều có những số phận và hoàn cảnh khác nhau, ai cũng phải tự cố gắng đi trên con đường đời của chính mình, không ai thay thế ai được và không ai là giống ai, tất cả đều không thể tránh khỏi những sự khác biệt, do đó trong cuộc sống để nhìn nhận và xem xét thấu đáo giá trị quan của một con người cũng không thể tránh khỏi sự khác biệt, đều cần phải có sự nhìn nhận khác nhau không thể quy đồng, không thể cứ nhìn ai cũng bắt họ phải giống như mình.

Con người phần lớn đại đa số khi rơi vào trong vòng xoáy của cảnh tranh đấu thì càng muốn “đắc lý bất nhiêu nhân” – nghĩa là chỉ cần biết đạt được lý của mình mà quên đi sự tình là còn cần phải biết khoan dung cho người. Trong tranh đấu, lần này là bạn sẽ giành được chiến thắng, nhưng cũng nên lưu lại một phương sách phục tâm cho những chạm trán lần kế tiếp sau. Ở lần này đối phương biết rõ ràng là đã thua bạn, nhưng mặt trái của nó là trong sâu thẳm lòng họ sẽ mang tâm không phục, oán giận bạn và sẽ ngấm ngầm tìm cách trả đũa bắn mũi tên về lại phía bạn, làm phương hại tổn thương bạn.

“Đắc nhiêu nhân xử thư nhiêu nhân” – nếu một khi còn đường lựa chọn có thể bao dung được cho người nên chọn cư xử theo lối đối đãi bao dung cho người. Không nên hung hãn bức ép hà đáp người khác, dành cho đối phương một bước đường lui, đó không những chỉ là dành cho người một đường sinh, mà cũng còn là lưu lại cho chính mình một con đường thoái.

Đã là Đại Đạo – tức một đạo lớn đương thời truyền nơi công chúng là phải làm được và mang đến cho xã hội nhân loại, cùng chúng sinh sự hài hòa tương sinh trong đối nhân xử thế ở khắp nơi nơi, như ánh thái dương mặt trời chiếu sáng phổ chiếu đến khắp nhân gian. Được như thế ấy mới thực là điều ý nghĩa của một Đại Đạo đương thời, mới khởi tác dụng và sẽ lưu lại cho hậu thế ngàn năm.