Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

HỎI: Tôi nghĩ quý Báo không nên đăng nhng bài như “bé đi lc, người nhà niệm Bồ-tát Quan Thế Âm thì tìm được bé”, vì nó sẽ mâu thuẫn với lý nhân quả. Bồ-tát tùy nhân duyên mà hiện thân cứu đ đchúng sanh lìa bỏ tham sân si mới chấm dứt khổ đau, chứ những chuyện này mà nói Bồ-tát cu độ thì sai sai sao đó. Bởi vì chúng ta sống trong nhân quả,  chư Pht và Bồ-tát nhìn rất rõ chúng sanh đi trong luân hồi lục đạo như ngưi đứng trên lầu cao nhìn xuống dưi đường.

Vậy xin hỏi Phật và Bồ-tát  biết chúng sanh  vàn hon nn không? Với lòng từ bi sao quý Ngài không đến cứu chúng sanh đang tai ách, hoạn nạn mà phải cầu mới cứu? Tôi có đọc bài viết của HT. ĐônHu, ngài gii thích vì sao niệm Phật linh ứng. Ngài nói niệm Phật linh ứng khi ta nhứt tâm niệm Phật, lúc đó tâm ta thanh tnh, tâm thanh tịnh thì trí tuệ phát khởi. Cũng giống như mt ngôi nhà đang tối được bật đèn lên, đèn sáng đương nhiên mình đi lại trong ngôi nhà không bị vấp ngã. Cũng như đường tối mà có đèn chiếu sáng, đương nhiên ta đi đường không bị lọt ổ gà ổ voi. Niệm Phật đ được linh ứng cũng vậy, chứ không thể kêu cứu cầu xin thì Bồ-tát đến cu lin.

Tôi còn nhớ quý Báo có lần trả lời chuyện một người cầu con trai mà sinh ra con gái nên bt mãn,  do nghip duyên. Vậy những chuyện linh ứng như trên  phi do nghip duyên hay do Bồ-tát đến cu giúp?

(NGUYỄN ĐỒNG, ngdong68@yahoo.com)

caunguyen.jpg
Cầu nguyện tại chân tượng Đức Quán Thế Âm (chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Đà Nẵng)
– Ảnh chỉ mang tính minh họa

ĐÁP: Bạn Nguyễn Đồng thân mến!

Nhân quả là giáo lý căn bản của Phật giáo. Tuy nhiên, thuyết Nhân quả của Phật giáo vô cùng sâu sắc, khác biệt rất nhiều so với khái niệm Nhân quả của các triết thuyết khác, đó chính là Nhân-duyên-quả. Từ nhân đến quả chịu sự chi phối mãnh liệt của các duyên (nhân phụ). Trong một tiến trình Nhân-duyên-quả, thì mỗi thành tố nhân, duyên, quả lại đóng vai trò nhân, duyên, quả cho các tiến trình Nhân-duyên-quả khác. Tất cả đều vận hành, hỗ trợ hay tiêu trừ lẫn nhau tạo thành một chuỗi tương tác trùng điệp, vô cùng vô tận, xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng ta chỉ biết về những cấu trúc Nhân quả đơn tuyến (nhãn tiền), còn quy luật vận hành và tương tác của tiến trình Nhân-duyên-quả vốn đa tuyến, cực kỳ vi tế và sâu nhiệm, đến nỗi chỉtrí tuệ của chư Phật, Bồ-tát mới biết hết.

Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi quy luật Nhân-duyên-quả. Biểu hiện cụ thể của mỗi phút giây đời sống này (về biệt nghiệp-cá nhân cũng như cộng nghiệp-tập thể) chính là trình hiện chân thật nhất của Nhân-duyên-quả. Chư Phật, Bồ-tát có thị hiện độ sinh cũng thuận hợp với quy luật này, không thể khác. Vậy sự cầu nguyện và linh ứng trong Phật giáo thỉnh thoảng vẫn xảy ra, có “sai sai” không?

Trước hết, sự cầu nguyện và linh ứng chỉ xảy ra với một số người, không phải là tất cả. Đang lúc nguy cấp hay bế tắc, chúng ta nhất tâm cầu nguyện để mong được sự trợ duyên. Người cầu nguyện phát khởi những niệm lành như kính tin Tam bảo mãnh liệt, tuyệt đối tin tưởng vào oai lực của chư Phật, nguyện làm những việc thiện lành v.v… Nhờ thiện tâm khởi lên đúng lúc mà thiện nghiệp được hình thành, cùng tương tác vào Nhân-duyên-quả đang tới gần, đang dần hiện hữu. Trong một số trường hợp người còn phước đức thì duyên mới tạo ra này đã chi phối mạnh mẽ làm cho quả xấu bị lệch hướng, họa lớn thành hại nhỏ, được cứu nguy trong gang tấc.

Sự trợ duyên này nhiều người tin rằng đó là oai lực của chư Phật, Bồ-tát gia hộ. Kỳ thực thì năng lực và phương tiện độ sinh của chư Phật, Bồ-tát vốn không thể nghĩ bàn. Có khi nào chúng ta suy ngẫm rằng, có những việc không ai cầu nhưng các Ngài vẫn cứu!? Nên không thể dùng khả năng nhận thức phàm phu mà suy lường về việc cứu độ. Chúng ta chỉ có niềm tin về năng lực gia hộ và cứu độ của các Ngài (Mười thần lực của Như Lai) mà thôi, song nếu có thì đó vẫn là Tăng thượng duyên của tiến trình Nhân-duyên-quả, không hề có gì “sai sai” ở đây cả.

Những chuyện như “bé đi lạc, người nhà niệm Bồ-tát Quan Thế Âm thì tìm được bé” (và một số chuyện linh ứng khác) là chuyện thật, người trong cuộc đã trải nghiệm và tin vào sự linh ứng là có thật, không ai có thể làm lay chuyển niềm tin của họ. Còn chúng ta, người ngoài cuộc hay người đã từng cầu mà không ứng nên chưa tin hoặc không tin là điều bình thường. Thành ra, người học Phật nếu quán chiếu sâu sắc về Nhân quả sẽ nghiệm ra rằng, được “Bồ-tát cứu giúp” hay do “nghiệp duyên” tuy hai mà một, vẫn không ngoài Nhân-duyên-quả.

Chúc bạn tinh tấn!

Nguồn: giacngo.vn