Khi Đức Phật vừa ra đời, Ngài bước đi bảy bước trên bảy đóa sen chỉ là một huyền thoại? Ý nghĩa của sự việc này là gì?
Sự việc trên được ghi trong kinh Acchariya Abbhuta Sutta, nguyên nghĩa là Kinh Diệu Kỳ, thường được dịch là Kinh Hy hữu Vị Tằng Hữu Pháp trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) số 123 và Kinh Vị Tằng Hữu Pháp trong Kinh Trung A Hàm (Majjhima Agama) số 32. Theo kinh, trước Đức Phật và Thánh chúng, Ngài A Nan đã thuật lại rằng chính Đức Phật đã kể cho Ngài nghe về việc Đức Phật thọ thai, đản sinh… trong đó có phần nói đến sự việc khi vừa sinh ra, Đức Phật đã bước đi bảy bước và có bảy đóa sen nở dưới chân Ngài.
Số bảy là con số thiêng liêng vốn không biết từ bao giờ đã gắn liền với tư tưởng văn hóa con người [mỗi tuần gồm bảy ngày, Kinh Thánh Thiên Chúa giáo bảo Thượng đế sinh ra vũ trụ trong bảy ngày, bảy vị hiền triết, bảy âm của nhạc, thất ngôn của thơ Đường, Thất diện (bảy tinh tú của Thiên văn học), Thất miếu (bảy miếu thờ vua), Thất tịch (mồng bảy tháng Bảy) của Trung Hoa…].
Hoa sen là loại hoa được tôn quý ở Ấn Độ thời cổ. Thần Vishnu xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa, rốn mọc ra hoa sen. Hoa sen trong Phật giáo mang nhiều ý nghĩa: sự tinh khiết, thanh tịnh, trí tuệ, thiền định, tam muội đại bi, nhân quả đồng thời… Hoa sen là một trong những biểu tượng của Phật giáo.
Ý nghĩa của sự việc Đức Phật đản sinh bước đi bảy bước ít có sự nhất trí của các nhà Phật học. Sau đây là một đề nghị về cách nhận định ý nghĩa của bảy bước đi thiêng liêng ấy. Số bảy khiến ta liên tưởng đến Thất giác chi, tức bảy yếu tố đưa đến chứng ngộ. Lại nữa, khi Đức Phật ra đời, ở Ấn Độ cổ đã có sáu nhà lãnh đạo tư tưởng, tâm linh thường được xem là sáu môn phái, như vậy Đức Phật sẽ là vị thứ Bảy, trở thành vị tối thượng. Lại nữa, kinh nói về các vị cổ Phật, trong đó Đức Phật Thích Ca là vị thứ Bảy. Tất cả các ý nghĩa này đều nhằm báo trước Bồ-tát mới đản sinh sẽ trở thành Phật, Bậc Đại Giác Ngộ, Toàn năng, Tối cao, Tối thắng… phù hợp với ý nghĩa của “Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn” (Ta là vị cao cả nhất trên đời) mà kinh trên đã nói đến. (Có người hiểu rằng câu nói trên là lời dạy về trách nhiệm cuộc đời là do chính ta, không phải do cha mẹ, hay đấng thiêng liêng nào định đoạt; Trong trường hợp này, hiểu như thế e không đúng). Đây có phải là huyền thoại không? Trước hết ta hãy suy nghĩ: Có c
hỗ nào là thật trong các huyền thoại không? Huyền thoại có phải là những câu chuyện vô lý? Chuyện Phù Đổng, Đầm Nhất Dạ, Chử Đồng Tử, Mẹ Âu Cơ… có mang ý nghĩa nào chân thật chăng? Có phải những gì được nhìn thấy tận mắt, hợp với lý luận của ta mới là thật, ngoài ra tất cả đều huyễn giả? Hẳn là không phải như thế và cuộc sống tâm linh như thế thì thật quá nghèo nàn.
Mặt khác chúng ta cần lưu ý rằng:
- Cũng như 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật, nhiều tướng xem ra là quá kỳ dị như ngón tay, ngónchân có màng, lưỡi lè dài quá trán, tay dài quá đầu gối… Nhưng đây là qua cái nhìn của các vị thầy tướng, các vị phải học tập, nghiên cứu, tu luyện để đạt đến cái khả năng thấy được như thế. Cũng vậy, người bình thường có thể không thấy Đức Phật bước đi bảy bước, nhưng có người có khả năng khác thường vẫn thấy được như vậy.
- Đức Phật là Đức Phật, là bậc Toàn Trí, Toàn Năng, Tối thượng, Tuyệt đối thì tất cả những gì thuộc vềNgài là không thể nghĩ bàn, không thể lấy tri thức thông thường để nhận định.
Mong những giải trình sơ lược trên có ích cho bạn và quý độc giả.
http://tapchivanhoaphatgiao.com