Của Hoạch Tài

Lời dẫnTục Ngữ có câu: “Ba năm xoay chuyển theo vận tốt hay xấu”. “Gió nước theo sự di chuyển”. “Có lúc trăng sáng, có lúc sao sáng”. Các câu trên đều nói vận mạng con người luôn luôn thay đổi; vạn vật cũng luôn thay đổi. Vận mạng có dừng lại không? Vì sao như thế? Bởi vì tâm người luôn thay đổi, có lúc nghĩ thiện, có lúc nghĩ ác, có lúc làm thiện, có lúc làm ác; cho nên vận mạng cũng thay đổi tốt-xấu. Như thế, nếu khi chúng ta có cơ hội tốt, kiếm được nhiều tiền, gặp vận tốt thì nên cố gắng nắm bắt cơ hội, tích lũy công đức. “Trời nắng ráo tích trữ lương thực dành khi mưa”. “Nuôi con cậy về già, tích trữ lúa gạo phòng khi đói”. Chúng tôi nói rộng một chút, đời nay chúng ta phải tu đời sau được phúc, tốt nhất là tu giải thoát sinh tử.

Ngày xưa có một người rất nghèo đi lang thang nơi hoang vắng. Bất ngờ, hắn phát hiện một rương vàng, vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ rương vàng này cả đời hắn xài cũng không hết, hắn không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, có thể xây nhà cao cửa rộng, cũng có quyền cưới năm thê, bảy thiếp, được hưởng thụ tất cả thú vui ở đời. Trong lúc, hắn ngất ngây say sưa đếm vàng,. Bỗng có một tên cướp đi ngang qua nhìn thấy liền cướp đi hết. Gã nhà nghèo vẫn trở lại trắng tay.

Bài học đạo lý 

Câu chuyện này giải thích hàng phàm phu chúng ta từ đời quá khứ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, trôi nổi trong sinh tử, chịu khổ não vô lượng vô biên; ngày nay, gặp được Phật pháp thật không dễ gì. Người muốn tu phúc cõi trời, cõi người; hoặc muốn tu theo đạo Thanh văn giải thoát sinh tử; hoặc muốn tu theo Bồ-tát làm lợi ích chúng sinh, cuối cùng mới thành Phật. Mọi người đều có thể ở trong Phật pháp tìm những thứ mình cần, lấy không hết, dùng không cạn. Chúng tôi có thể nói là tài sản vô tận. Nhưng vì sáu căn của chúng ta phan duyên theo sáu trần, nên bị sáu giặc là nhãn thức, nhĩ thức lấy trộm đi công đức pháp bảo quý báu vô lượng, rốt cuộc chúng ta vẫn là phàm phu tục tử. Chúng tôi sợ rằng tương lai vẫn chịu sinh tử vô lượng, khổ não vô biên. Đây không phải là điều đáng tiếc hay sao?

 Người học Phật vốn phải tín giải hành chứng, từ từ mà tu. Có người dừng ở phương diện hiểu biết mà không chịu tu hành; hoặc có tu hành thì buông lung sáu căn, tham đắm năm dục, sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, phápthế gian. Cho nên tài sản công đức trong nhà mình bố thí, trì giới, nhẫn nhục đều bị sáu thức lấy trộm đi. Chúng ta vẫn mãi mãi là một phàm phu khổ não, chẳng phải là việc đáng tiếc hay sao?

a nay chúng sinh đều có Phật tính, đều có của báu vô lượng. Vì giữ cửa-tu hành không nghiêm túc, để sáu trần xâm nhập trộm lấy đi nhiều của cải (sáu độ) mà chịu làm người nghèo cùng. Ngày nay không dễ gì gặp được Phật pháp, có thể làm một đại gia giàu nứt vách. Chúng ta hãy cố gắng nắm lấy cơ hội dụng công tu hành. Nếu như để sáu trần trộm lấy đi (lười biếng), không phải thật đáng tiếc hay sao?

Điều Ngự Trượng Phu một trong mười hiệu của Đức Phật; giống như huấn luyện viên luyện ngựa, có con vừa thấy roi đã chạy nhanh; có con đánh mới chịu chạy; có con đánh đập rất mạnh vẫn không chịu chạy. Đức Phật giáo hóa chúng sinh cũng như vậy. Có chúng sinh nghe Phật pháp liền nỗ lực tinh tiến tu hành. Có chúng sinh dạy nói, khuyến khích thế nào cũng không chịu tu hành. Người nghe Phật phápkhông chịu tu hành thì khác nào nhặt được của báu mà bị kẻ khác cướp đi?

a nay Thánh hiền, nhiều đời Tổtu học Phật pháp đắc đạo chứng quả nhiều vô số, đều là người nghe pháp dụng công tu hành. Một chữ, một câu trong Phật pháp, mọi người nên lấy làm bảo bối thì mới có thể thụ dụng Phật pháp. Người chỉ nghe mà không chịu tu hành thì giống như có của cải mà không biết xài. Chúng ta hãy đem Phật pháp ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày; giống như của ít mà biết sử dụng, như người biết khai thác tài nguyên nhiều vô số kể, dùng không hết, lấy không cạn. Người không biết sử dụng, có nhiều của cải cũng như không. Chúng ta đừng làm người nhặt được vàng mà bị người khác cướp đi nhé!