Thương trường gian trá, làm tâm hồn của con bị rối loạn.Xin khai thị cho con.

Hỏi:   Thương trường gian trá, làm tâm hồn của con bị rối loạn.  Con không đành đi đòi tiền nợ người nghèo thiếu, nợ nần con thiếu người giàu thì con phải dốc sức trả, khổ hải vô biên, quay đầu không thấy bờ bến.  Tuy là tại gia và xuất gia chỉ cách nhau một bước nhưng lại vô cùng xa xôi, con không thể khống chế.  Xin khai thị cho con.         

Ðáp:   Hoàn cảnh của bạn như vậy tốt nhất nên đọc ‘Liễu phàm tứ huấn’ nhiều lần, [tôi] tin là sẽ đem lại rất nhiều chỉ dẫn cho bạn.  Bất cứ làm ngành nghề gì trong thế gian, quay đầu lại phải từ trong tâm mà thay đổi.  Lúc trước khi học Phật, lúc khởi tâm động niệm chúng ta đều tự tư ích k;  bây giờ học Phật rồi, hiểu rõ đạo lý rồi, không còn vì mình nữa, khi khởi tâm động niệm gì cũng vì xã hội, vì chúng sanh.

          Người khác thiếu bạn nếu không đủ khả năng trả thì bạn nên bố thí, tích lũy công đức, như vậy cũng tốt!  Còn tiền mình thiếu người khác nhất định phải trả, trong đời này không thể trả thì đời sau cũng phải trả.  Nếu chúng ta quan sát kỹ lưỡng cũng có thể thấy sự trả nợ ở đời sau, có người sanh con rất dễ thương nhưng mới nuôi được vài tuổi thì nó chết mất, đây là thiếu nợ ít.  Có người nuôi con đến khôn lớn, trao cả gia tài cho nó, nhưng nó lại không mấy quan tâm đến đời sống của cha mẹ, đây là thiếu nợ nhiều.  Cho nên nhất định phải tin sâu nhân quả, thiếu nợ nhất định sẽ phải trả nợ.

          Sự xuất gia và tại gia không dựa trên hình thức.  Ðức Phật nói: ‘Phiền não là gia, sanh tử là gia, tam giới là gia’, bạn ‘xuất’ những thứ ‘gia’ này thì đúng.  Có thể xuất gia này thì thân phận xuất gia hay tại gia không quan trọng.  Người tại gia nếu có thể thoát khỏi cái nhà tam giới, nhà sanh tử, nhà phiền não thì không còn là người phàm mà là Phật tại gia.  Lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế có hai vị Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện thân phận Phật xuất gia, trưởng giả Duy Ma thị hiện thân phận Phật tại gia.  Chúng ta thấy trong kinh Duy Ma Cật, ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, và các đại đệ tử khác khi gặp cư sĩ Duy Ma phải đảnh lễ ba lạy, nhiễu bên phải ba vòng, hành lễ giống y như lúc gặp Phật.  Chúng ta có thể sánh bằng Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên không?  Quyết không thể nói xuất gia là lớn nhất, đạo lý này nhất định phải hiểu.

          Vào năm đầu thời Dân quốc, đại đức Âu Dương Cánh Vô trong giới học Phật nói: ‘Phật pháp là sư đạo’, ‘Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải triết học’.  Phật giáo là sư đạo, trong sư đạo thì ông thầy lớn nhất, vì vậy nên phải tôn sư trọng đạo.  Người xuất gia phải tôn kính thầy [của mình cho dù thầy là người] tại gia, phải đảnh lễ.  Chúng ta xem trong 53 lần Thiện Tài đồng tử đi tham vấn các vị thiện tri thức, thiện tri thức là thầy giáo, trong nhóm thầy giáo này người xuất gia chỉ có 5 người, số còn lại toàn là thân phận tại gia, trong đó còn có phái nữ, đồng nữ tại gia.  Khi Thiện Tài đồng tử gặp họ có khi nào không đảnh lễ ba lạy, nhiễu bên phải ba vòng hay không?   Chúng ta một đời không thể thành Phật là tại phiền não đang thao túng, tập khí kiêu mạn quá nặng, cứ tưởng là mình cao quý hơn mọi người, thế nên gây ra chướng ngại cho đạo nghiệp của mình.

          Rất ít người đời nay hiểu được lễ phép quy củ của học trò.  Người thời xưa từ nhỏ đã học ‘Ðệ Tử Quy’ để biết đạo lýquy củ phép tắc của người học trò.  Khi làm học trò chúng ta phải biết đạo lý của học trò, như thế mới ‘sư tư đạo hiệp’ (đúng với đạo lý thầy trò), người thầy hết lòng dạy trò, học trò mới có thể học được đến nơi đến chốn.  Ðời này chúng ta có thể thành tựu hay không then chốt là ở chỗ này.  Nếu bạn có thể đọc và hiểu được ‘Ðệ Tử Quy’, tương lai có duyên thì mới có thể đi tham học với thiện tri thức, mới được sự từ bi dạy bảo của thiện hữu.