Đối Tượng Giáo Hóa Của Đạo Phật Là Tất Cả Chúng Sanh

Hỏi: Có một số người, nhất là các bạn trẻ cho rằng đạo Phật là đạo cầu an và cầu siêu, chỉ thích hợp với người lớn tuổi. Quan niệm đó đúng không? Phương pháp nào đưa đạo Phật vào trong giới trẻ ngày nay? (Trương Văn Quyết; thieulamnho…@yahoo.com)

Đáp: Bạn Trương Văn Quyết thân mến!

Quan niệm cho rằng “đạo Phật là đạo cầu an và cầu siêu, chỉ thích hợp với người lớn tuổi” là hoàn toàn thiển cận, sai lầm. Đơn giản vì cầu an và cầu siêu chỉ là 2 trong 84.000 pháp môn tu học của đạo Phật mà thôi. Đối tượng giáo hóa của đạo Phật là tất cả chúng sanh.

Vấn đề cốt tủy nhất và thực tiễn nhất của các phương thức tu học Phật giáo chính là thực tập sống tỉnh thức, an lạcthanh tịnh, phát huy tuệ giác Bát nhã để phá trừ si ám, thành tựu giải thoát.

Sau khi thành đạo, hai người Phật tử đầu tiên được Phật giáo hóa là doanh nhân. Trong các đệ tử xuất gia, kế sau nhóm 5 anh em Kiều Trần Như là 55 vị thanh niên trí thức, giàu sang và thành đạt (nhóm Yasa, xứ Benares). Trong 60 vị T kheo A-la-hán đầu tiên ra đi hoằng phápmuôn phương, hầu hết các Ngài đều trẻ khỏe, xuất thân từ những gia đình quý tộc, trí thứcdanh giá. Nói như vậy để biết rằng, mặc dù Đức Phật tùy duyên giáo hóa, không phân biệt, nhưng đối tượng giới trẻ rất được Ngài quan tâm, cụ thể là hàng ngũ thanh niên, trí thức đã có mặt rất sớm trong Tăng đoàn.

Để đưa đạo Phật đến với giới trẻ, thiết nghĩ ngoài việc tu học theo truyền thống cần phải đa dạng hóa và xã hội hóa các sinh hoạt Phật pháp nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận đạo Phật dễ dàng hơn.

Nguồn: giacngo.vn