Huệ Năng tu pháp môn gì?

Hỏi:
Huệ Năng nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tâm liền sáng tỏ. Vậy Huệ Năng tu pháp môn gì? Có nhân nghi quả ngộ không? Nếu có nghi gì? Nếu không thì không thể nói đức Phật Thích Ca đích thân truyền từ đời từ đời truyền xuống. Xin Hòa thượng giải nghi giùm cho chúng con?

Đáp:
Ngày xưa, chư Tổ không khai thị không dạy bảo cũng là pháp Tổ sư thiền, đâu phải cần nói ra! Cơ xảo của Tổ mà người thường không thể tưởng tượng được, đánh đập chửi mắng cũng là pháp thiền trực tiếp của Phật Thích Ca, không có cái nào là phương pháp nhất định

Cho nên, kinh Kim Cang nói “khôngpháp nhất định để cho Như lai thuyết, nếu ai nói Phậtthuyết pháp thì phỉ báng Phật”. Chính người hỏi trong kinh Kim Cang, không hiểu kinh Kim Cang, không tin lời trong kinh.
Ưng vô sở trụ là bản thể Phật tánh. Ví dụ cái tay là bản thể Phật tánh hoạt bát vạn năng có dụng vô lượng vô biên, lấy cái máy, cái tách, cây viết… đều được. Nếu cái tay trụ nơi cây bút (hoạt bát vạn năng của Phật tánh bị mất) thì lấy cái gì cũng không được (tham thiền khởi lên nghi tình là cây chổi automatic quét ra, khôi phục hoạt bát vạn năng Phật tánh), nên cần phải buông ra thì lấy thứ gì cũng được. 

Nhưng cái bút này là pháp có, lại trong tay trụ nơi không (tự làm nắm tay) thì cái hoạt bát vạn năng bị mất, muốn lấy cái gì cũng không được. Vì vậy cái không phải quét, mới khôi phục lại hoạt bát vạn năng

Có hoạt bát vạn năng là vô trụ, cho nên “ưng vô sở trụ” là không có chỗ trụ, “nhi sanh kỳ tâm” là cái dụng được dùng ra. Bản thể Phật tánh là như thế, Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng đến chỗ này liền phát hiện Phật tánh gọi là ngộ, vậy đâu có gì lạ! Lục Tổ chưa ngộ đã có nghi rồi, Ngũ Tổ làm cho Lục Tổ nghi thì mình làm sao biết? Có người kiếp trước đã có nghi, chứ không chỉ có kiếp này. 

Như con nít từ nhỏ cũng có thểnghi, nó hỏi cha mẹ nó “tại sao lại có thân con? Tại sao con là con trai? Tại sao con là con gái?” Nhiều người kiếp trước đã có nghi, như tôi có nói “kiếp trước đi được 99 bước, kiếp này chỉ đi 1 bước là đến nơi”. Người biết Phật pháp cũng biết có ba đời nhân quả là có quá khứ, hiện tại, vị lai; đâu phải chỉ có kiếp này thôi!