Mồ Hôi Kasan

Kasan được mời cử hành đám táng của một lãnh chúa trong tỉnh.

Trưóc đó Kasan chưa hề gặp những lãnh chúa và những người quí tộc.Vì thế Kasan bối rối khi nghi lễ bắt đầu, Kasan toát mồ hôi.

Sau đó, khi trở về chùa Kasan tập hợp những đệ tử của mình lại. Kasan thú nhận rằng mình chưa đủ phẩm cách để làm thầy, vì ông thiếu sự chịu đựng buồn tẻ trong cõi danh vọng, vì ông đã sống trong ngôi chùa cách biệt này.

Rồi Kasan từ bỏ chức vụ làm thầy và trở thành đệ tử của một vị thầy khác. Tám năm sau, Kasan trở về với những đệ tử trước của mình, Kasan đã giác ngộ .

CÂU HỎI GỢI Ý

1/  Hãy phân biệt giữa thế giới người sống và thế giới người chết?

2/ Kasan là một người can đảm, tự thừa nhận những nhược điểm của mình, bạn có đồng quan điểm này không?

3/ Ở đời có ai vạch lỗi để người xem không? Thế Kasan thì sao?

4/ Từ cương vị là bậc thầy lại trở thành đệ tử của một thầy khác, rồi lại làm Thầy, bạn nghĩ sao trường hợp của Kasan?

5/ Bạn có thành thật với chính mình chưa? Tại sao?

NHẬN XÉT GÓP Ý

1/ Như mặt trời và mặt trăng, sáng và tối, nước và lửa, thì giữa thế giới người sống và người chết cũng có những định đề nhất định như:

a/ Thế giới người sống:

–   Như dòng chảy của lượng xe cộ chạy trên xa lộ tiến tới mãi không bao giờ dừng lại, hễ dừng lại là gây nên tai nạn.

–   Làn sóng giữa đại duơng cứ nhấp nhô xô tới tấp vào bờ lượn trước đuổi theo lượn sau và cứ tiếp tục không ngừng.

–   Duy trì mạng sống qua hơi thở.

b/ Thế giới người chết:

–   Thân thể rã rời và nằm yên bất động

–   Phân vân giữa thân tiền ấmtrung ấm chưa biết về đâu, nếu thiếu người hướng dẫn đúng đường.

–   Vẫn có lối sinh hoạt riêng nhưng dưới con mắt phàm chúng ta không biết hết được.

–   Hơi thở chấm dứt, nhưng thần thức vẫn còn đối với người vừa lìa đời. Còn với người chết lâu năm lại khác.

2/ Ở đời có nhiều người còn phi thường hơn Kasan nữa. Họ dám hy sinh cả tính mạng bảo vệ Phật Pháp, cho tự do tín ngưỡng, cũng như cho độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc. Như trường hợp tự thiêu thân cúng dường Phật Pháp của các vị thánh tử đạo trong công cuộc tranh đấu đòi tự do tôn giáo của Phật Giáo Việt Nam năm  1963, là những biểu tượng sáng ngời; như thánh Gandhi tranh đấu cho độc lập tự chủ của Aán Ðộ với thực dân Anh vào năm 1949 v.v… là những gương can đảm cho hậu thế noi theo, đời đời bất diệt. Tuy nhiên, nhận yếu kém của mình để sửa sai, học hỏi với tinh thần cải thiện được như Kasan, ở đời này có mấy người làm được? Ðó chưa phải là những việc lớn nhưng nổi bậc đáng cho ta học hỏi bổ túc vào những chỗ kém khuyết của mình, trong khi ta chưa đủ tự trọng làm được những việc ít ra là cũng thành thật với chính mình như thế.

3/ Nếu nói thiếu lương thiện thành thật thì không ai tự dưng đem vạch lỗi mình cho người xem bao giờ. Nhưng trên thực tế lại là một việc khác, có nhiều khi chính ta lại tố cáo và bày lỗi lầm của mình trước công chúng cho mọi người luận tội hay bêu riếu mà nào có để ý tới. Nên nhớ rằng vạch lỗi lầm do dụng tâm là một việc khác, trong trường hợp nêu rõ những điểm không thích hợp, yếu kém của mình như Kasan chứng tỏ, là người khôn khéo muốn cầu tiến bộ, chớ đâu phải đầu hàng bất lực, gây bất ổn cho người khác, và xã hội nói chung, mới đáng trách và mới thành vấn đề để mọi người phải lưu tâm tới.

4/ Mỗi người chúng ta sống ở đời như một diễn viên đóng vai tuồng trên sân khấu trần gian không khác. Ta làm đủ vai vị, làm cha mẹ, thầy giáo, làm nhân công, làm thợ, làm người giúp việc, làm con, làm học trò… và có khi cũng làm vua nữa. Nhưng tư cách của ta vẫn là một con người không hơn không kém. Thế thì từ cương vị thầy trở lại làm học trò của một người theo cái nhìn thông thường bề ngoài có sự thay ngôi đổi bậc, nhưng tư cách như Kasan đâu hề mất mát suy giảm bao giờ. Chỉ những người biết nhún nhường mới có thể sống hạ mình ở đời để hoàn thiện vai trò của mình trong môi trường và hoàn cảnh thích hợp. Ðó là vấn đề muôn mặt của đời sống mà một người có lương tâm tối thiểu không thể không suy nghĩ trong kiếp nhân sinh. Thật quả đúng như lời Phật dạy: làm người khó là ở điểm này. Vì mỗi một chúng ta phải đương đầu với cuộc sống nên cần phải vận dụng trí khôn trong bất cứ tình huống nào cũng phải dấn thân nhập cuộc, chứ không phải chạy trốn đầu hàng như một thiểu số người. Họ chính là nhũng con múa rối trong xã hội và là những vết mực đen chấm lên trang giấy trắng như cuộc sống an bình lý tưởng mọi người ai cũng mong muốn.

5/ Ðức tánh thành thật mỗi người hẳn tự biết. Nếu ai tuyên bố với mọi người rằng tôi đây là người thành thật, hẳn thiên hạ sẽ nghi ngờ sự thành thật ấy ngay lập tức. Ðiều này trái ngược với câu tục ngữ “xấu che tốt thì khoe”, vẫn biết mặc dù thành thật là đức tánh tốt, nhưng không mấy ai khoe bao giờ. Cho nên nêu vấn đề: đã bao giờ thành thật với chính mình chưa?, e rằng sẽ không có câu trả lời chính xác, đó là chưa nói có người còn không muốn đề cập tới nữa. Vì sống ở đời hầu như ai cũng phạm lỗi: gian dối, mưu toan, tính toán cho mình được lợi. Chẳng hạn nhà báo nói láo ăn tiền, nhà làm chính trị là kẻ mị dân, nhà thương gia muốn một vốn mười lời v.v… thế thì ai là người thành thật đây? Ðó là chưa kể sống trong một môi trường mà ai nấy thiếu lương thiện chỉ mình ta thành thật, liệu ta phải gồng mình sao đây để được sống còn?

Trong một xã hội nhiều bất an và có lắm vấn đề như chúng ta hôm nay, người nào chủ trương sống thành thật với chính mình phãi chăng kẻ đó thiếu khôn ngoan? Người đủ nội lực nhận lãnh búa rìu công luận như thế may ra mới đủ bản lĩnh là một con người đúng nghĩa, theo cái nhìn của một người Phật tử chân chánh.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au