Nếu cái nghiệp tham nổi lên thì mình quán tất cả đều là vô thường có được không?

Hỏi:

 Nếu cái nghiệp tham nổi lên thì mình quán tất cả đều là vô thường có được không?

Đáp:

 Đó là quán tưởng nhưng quán không được, mình phải tin tự tâm đầy đủ, cái gì cũng đã sẵn, tức là khỏi cần cái gì ở ngoài nữa. Cho nên, phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Vì muốn đắc thì cũng muốn đắc ở ngoài, có muốn cầu thì cũng cầu ở ngoài. Tâm mình đã cùng khắp hư không thì đâu cần đắc cần cầu nữa! Không đắc không cầu thì không có sợ.

 – Khi cơn giận nổi lên đùng đùng làm sao cho nó xuống được?

 – Tập khí rất khó sửa, nên phải sửa dần dần; sau khi ngộ rồi còn phải dứt tập khí, như Lục Tổ đã ngộ triệt để rồi còn phải bảo nhậm dứt tập khí 15 năm.

Hỏi:

 – Lúc mình chưa nóng thì phải tập tâm đừng nóng, như nghĩ nóng là xấu. Nếu mình tin cái nóng là nhân cách hay giá trị của mình thì không thể bỏ nóng được.

–  Ngồi nghĩ lại những lúc mình nổi nóng là lý do gì mình lại nổi nóng? Cứ nghĩ như vậy nhiều lần thì thế nào cũng tìm ra khuyết điểm nổi nóng. Mình tìm phương tiện nhỏ của Giáo môn để giúp cho mình tu, nếu nổi nóng hoài thì không tu được pháp môn nào cả.

 Qua sự hiểu của con, xin Thầy khai thị?

Đáp:

 Phật pháp gồm có 4 thừa: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa.

Tiểu thừa nói những thứ đó là do lục căn, nên cuối cùng họ dứt lục căn.

Trung thừa cho là dứt lục căn chưa được, cũng còn nhất niệm vô minh, nên phải dứt nhất niệm vô minh. Vì lục căn thì đối với cảnh, gọi là duy vật. Nhất niệm thuộc về tâm gọi là duy tâm.

Đại thừa thì tâm và vật hợp một là không dứt lục cănkhông dứt nhất niệm vô minh, mà lại lợi dụng lục cănnhất niệm vô minh để phá vô thỉ vô minh.

Ngài Hư Vân nói: “Nước trong mà bỏ đất cát vào thì thành nước đục, nước không lay động thì thành nước trong; phương tiện trên là nước trong nhưng chưa triệt để, vì lay động thì trở thành nước đục. Muốn nước trong triệt để thì lấy đất cát bỏ ra, dù có lay động cách mấy cũng là nước trong”.

Như dùng thiền quán, dùng niệm Phật hay dùng niệm chú,… để cho vọng tưởng lặng xuống, nhưng chưa chấm dứt triệt để.