NHỮNG TĂNG SĨ NÀO CÓ ĐÓNG GÓP LỚN TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở SÀI GÒN?

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Sài Gòn, các tăng sĩ có đóng góp lớn là Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang, Pháp Hải, Thiện Chiếu

Hòa thượng Khánh Hòa người tỉnh Bến Tre, xuất gia tại chùa Long Phước (Bến Tre) năm 19 tuổi. Vào năm 1920, Ngài cùng một số đồng đạo có nhiệt tâm với Phật pháp tổ chức hội Lục Hòa. Năm 40 tuổi, đau lòng trước cảnh suy tàn của Phật pháp nên Ngài đi khắp nơi, đến nhiều chùa kêu gọi chấn hưng Phật giáo. Năm 1927, Hòa thượng cửThiện Chiếu là Bắc Bộ vận động chấn hưng Phật giáo. Không thành công, năm 1928 sư Thiện Chiếu phải về lại Sài Gòn.

Ngài cũng hợp tác với cư sĩ thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (quận 1), xuất bản tạp chí Từ bi âm… được cử làm đệ nhất Phó hội trưởng kiêm chủ nhiệm báo Từ bi âm và vận động cư sĩ ở Trà Vinh thỉnh Tam Tạng kinh cúng cho Hội, thương lượng cư sĩ hiến chính điện chùa để cất Pháp Bảo Phường (thư viện). Hòa thượng cùng các vị như Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải… thành lập Liên đoàn học xã để đào tạo tăng tài. Trong số những người có công đóng góp cho phong trào chấn hưng có tăng sĩ trẻ Thiện Chiếu. Một mình đi từ Nam ra Bắc, nhà sư Thiện Chiếu kêu gọi tăng sĩ tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo. Là một trong những tăng sĩ trẻ thời bấy giờ, khi về trụ trì chùa Linh Sơn (quận 1) từ năm 1926 đến 1929, lúc ấy Thiện Chiếu mới 28 tuổi.

Sau khi bị người Pháp cấm đoán, gây khó khăn cho hoạt động chấn hưng, Thiện Chiếu đã về Kiên Giang, trụ tại chùa Tam Bảo, lập Hội Phật học Kiêm Tế. Đây là một hoạt động có ý tưởng mới mẻ, thể hiện việc vừa hoạt động Phật sự, vừa hoạt động kinh tế, không chỉ dựa vào sự cúng dường của Phật tử. Qua hành động này cho thấy Thiện Chiếu đã đóng góp việc nêu lên tính chất của đạo Phật ở Việt Nam, là đạo nhập thế chứ không phải là một tôn giáo tiêu cực, yếm thế như nhiều người lầm tưởng. Bằng cớ là trong suốt cuộc đời của Thiện Chiếu, ông đã thể hiện tư tưởng nhập thế này bằng hành động cụ thể.

Ngoài tuThiện Chiếu, trong thời gian phát động phong trào chấn hưng còn có sự giúp sức của Hòa thượng Như Nhãn Từ Phong, Hòa thượng trụ trì chùa Giác Hải (quận 6) và đồng trụ trì chùa Thiền Lâm ở Gò Kén (trên đường đi Tây Ninh).