AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Chi Na Dữu Đa
    ● (俱胝那庾多, Skt. koṭi-nayuta): ~10 000 000 x 100 000 000 = 1015 . Trăm ngàn câu chi na dữu đa = 1020.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Chi Quán Âm
    ● Là gọt tắt của danh hiệu Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Quán Âm. Do vậy, chú Câu Chi Quán Âm chính là chú Chuẩn Đề.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cầu Cơ
    ● Thời xưa, để Cầu Cơ người ta làm lễ thỉnh tiên, rồi hai đồng tử (người hầu cơ) vịn cơ bút (cơ bút thường có hình dáng như một cái giỏ, có vành để cầm được, một đầu giỏ có cái bút gỗ hình chim loan có mỏ nhọn) để viết chữ xuống một cái mâm đầy cát hay gạo. Lối Cầu Cơ ấy gọi là “phù loan”(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Di Na Ðề
    ● Vương thành Câu Di Na Ðề (Kusinarâ) xuất xứ từ một loại cỏ Kusa ở nơi đó.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Hi La
    ● Tôn giả quê ở thành Vương-xá, nguyên là cậu ruột của tôn giả Xá Lợi Phật. Tôn giả vốn là người thông minh bác đạt, rất giỏi về nghị luận, đầy đủ biện tài. Khi chưa xuất gia theo Phật, ông đã từng châu du tham học bốn phương, bác thông kinh điển Phệ Đà; sau đó về ở Nam Thiên-trúc, quyết tâm(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cầu Na Bạt Đà La
    ● (Gunabhadra, 394-468), dịch nghĩa là Công Đức Hiền, người Trung Thiên Trúc, thuộc dòng Bà La Môn, do đọc A Tỳ Đàm Tạp Tâm Luận có chỗ ngộ bèn quy hướng Phật pháp. Thoạt đầu, ngài học Tiểu Thừa, về sau thâm nhập Đại Thừa, người thời ấy xưng tụng Ngài bằng danh hiệu Ma Ha Diễn. Năm Nguyên Gia(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cấu Nhiễm
    ● Dơ bợn. Phiền Não tức tham, sân, si và các tình dục luyến ái làm cho tâm ý dơ bợn (cấu nhiễm). Trừ hết phiền não thì thân khẩu ý liền thanh tịnh, có thể đắc đạo. Đó cũng như lấy chất cặn trong sắt ra, thì món đồ trở nên tinh hảo. Lấy chất cáu, chất bụi trong nước ra, thì nước trở nên trong sạch.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Sanh Nhi Khởi
    ● “Câu sanh” có nghĩa là sanh ra đã có, tự nhiên mà có, giống như con người được sanh ra thì loại phiền não này cũng sanh theo nên gọi là “câu sanh”. Xét đến sự hưng khởi của phiền não thì có hai loại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Câu Sinh Vô Minh
    ● Loại vô minh căn bản vốn có từ vô thỉ, đeo đẳng theo chúng sinh không rời; khi một sinh mạng ra đời, nó liền sinh ra theo cùng lúc với sinh mạng đó.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cầu Tây Dương
    ● Tức là Cầu Giấy ở Hà Nội.

Tìm: