AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chakra
    ● Lluân xa. Bánh xe năng lực. Một điểm tập trung năng lực trên Kinh Mạch trung ương (Shushuma) mà sự tập trung của người ta hướng đến, đặc biệt trong giai đoạn thành tựu của Tantra yoga vô thượng. Những luân xa chính yếu là đỉnh đầu, yết hầu, trái tim, rốn và bí mật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Cáo
    ● Là một kinh điển trọng yếu của phái Thượng Thanh trong Đạo Giáo, do đạo sĩ Đào Hoằng Cảnh (456-536) biên soạn, gồm 12 quyển, nội dung nhằm giải thích 64 quẻ của kinh Dịch, trình bày những giáo nghĩa của Đạo Giáo. Thiên Xiển Vi có tên gọi đầy đủ là Xiển U Vi, nhằm giải thích thiên giới và(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Không bảo Sát
    ● 真空寶剎sát 剎nghĩa là quốc độ 國土 (cõi nước, thế giới), bảo sát nghĩa là thế giới được hình thành bằng châu báu, cũng chỉ cho tịnh độ của chư Phật. Ý trong bài này nói tịnh uế bất nhị vì đều là diệu hữu của chân không (sắc tức thị không).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Lý Thế Gian
    ● Còn gọi là tục đế, chân lý tương đối, chân lý bao phủ
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Lý Tuyệt Đối
    ● Còn gọi là chân đế, thắng nghĩa đế
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Minh
    ● Là sự sáng suốt của chân tánh
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Ngã
    ● Chỉ cho “thần ngã”, một trong hai nguyên lí thường tồn theo chủ trương của phái Số Luận. ● Tức là bản chất chân thực, bất hoại, vĩnh cửu của mình, Tức là Tự Tánh, cũng gọi là chân như Phật tánh. Chúng ta thường nhầm lẫn chân ngã của mình với những biểu hiện tạm bợ của hình tướng nhưtên(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Ngôn
    ● Lời nói chân thật, tức giáo thuyết của Đức Phật, chân lý.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Ngôn Hạnh
    ● Đây là nói về những vị tu về hạnh mật-ngôn, như là trì chú chẳng hạn. Chân-ngôn tiếng phạm gọi là Mạn-đát-La (Mantra) và biệt gọi là Đà-la-ni, tàu dịch là Tổng-trì, bí-mật hiệu, mật-ngôn, mật-ngữ. Chân-ngôn thuộc về Mật-tôn.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Nhân
    ● Tôn hiệu của cả Đạo giáo và Phật Giáo, chỉ người tu hành ở cấp bậc cao (A La Hán gọi là thánh; dưới A La Hán, từ sơ quả đến quả thánh thứ ba gọi là chân nhân). Trong Đạo giáo, thường gọi những vị tu tiên đắc đạo là Chân Nhân. Về sau, danh từ này bị lạm xưng; những đạo sĩ phàm tục, chưa tu(...)

Tìm: