AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Đạt
    ● Tuy hòa thượng Chân Đạt đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời hoằng pháp và là người nỗ lực thực hiện tông chỉ chuyên tu Tịnh nghiệp của tổ Ấn Quang, hầu như không thấy có tài liệu nào ghi chép chi tiết về tiểu sử của hòa thượng. Dựa theo những ghi chép của môn nhân Tổ Ấn Quang, chúng(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Đế
    ● (Paramārtha, 499-569), còn được dịch âm là Ba La Mạt Đà. Sư là một trong bốn vị thánh tăng được xưng tụng là “tứ đại dịch giả” của Hán Truyền Phật giáo (ba vị kia là Cưu Ma La Thập, Bất Không, Huyền Trang). Sư vốn là người xứ Ưu Thiền Ni ở Thiên Trúc, tu tập chủ yếu theo truyền thống Du Già(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Đế Độc Tịnh
    ● Rỗng không, lìa tướng, lìa danh, hiện tượng và số lượng chẳng thể giải thích, siêu việt sự hiểu biết của phàm tình, ý thức suy lường chẳng thể đến, nên gọi là độc tịnh.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân-diệu-giác
    ● Tức là quả-vị vô thượng chính giác của Phật. Quả-vị này đầy-đủ tự-giác, giác-tha, giác-hành viên-mãn, chứng nhập giác-thể chân-như không thể nghĩ, bàn được.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chấn Động Sáu Cách
    ● (Tức lục chủng chấn động 六種震動) rung động, khởi lên, vọt lên, vang động, gầm rống, thức tỉnh. Khi có các sự việc vĩ đại xảy ra, như đức Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất giáng trần gá vào thai mẹ, đức Bồ Tát ra khỏi thai mẹ xuất hiện ở thế gian, đức Bồ Tát vừa thành bậc Tối Chánh Giác(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân-ngôn-hạnh
    ● Đây là nói về những vị tu về hạnh mật-ngôn, như là trì chú chẳng hạn. Chân-ngôn tiếng phạm gọi là Mạn-đát-La (Mantra) và biệt gọi là Đà-la-ni, tàu dịch là Tổng-trì, bí-mật hiệu, mật-ngôn, mật-ngữ. Chân-ngôn thuộc về Mật-tôn.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Thể
    ● Tức lối viết theo kiểu Chân Thư, viết đầy đủ nét, không dùng cách viết tắt theo kiểu Tục thể, Phá thể, hoặc Cổ thể để người đọc không bị hiểu lầm hoặc đọc sai.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Thuyên
    ● Theo Câu Xá Tụng Sớ, quyển 1 cũng như Tông Kính Lục quyển 26, Thuyên (詮) có nghĩa là rõ ràng. Những lời lẽ giảng giải chân lý rõ ràng rành mạch được gọi là “Chân Thuyên”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Tịnh Văn
    ● Tức Chân Tịnh Khắc Văn thiền sư, Pháp Tự của Hoàng Long Nam. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chân Tông Vô Trước
    ● Không dính mắc. 

Tìm: