AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Sử
    ● Chủ thể phiền não sai khiến chúng sanh trôi lăn trong ba cõi sanh tử. Chánh Sử còn gọi tắt là Sử, tức là những phiền não sai khiến chúng sanh luân hồi trong sanh tử. Từ A La Hán trở lên mới dứt hết nổi Chánh Sử. Tập Khí là những thói quen từ những kiếp trước còn sót lại. Chẳng hạn như ngài(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Thiện
    ● Đem tâm hướng về 10 hạnh lành: bố thí, trì giới, tu thiền định, tôn kính, tác sự, hồi hướng công đức, tùy hỷ công đức, thính pháp, thuyết pháp, chính kiến.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Thọ
    ● Là chánh định hiện tiền, tức trạng thái thiền định đã dứt hết loạn tưởng, duyên lự, lãnh thọ được cảnh sở quán. Đức tin chánh thọ là đức tin qua thiền định. Còn phan duyên, chưa được chánh định là đức tin tự thọ (lãnh thọ tương tự).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Thọ Tam-muội
    ● Chánh thọ, Skt. samapatti, dịch là Chánh định. Tam-muội, Skt. samadhi, cũng dịch là Chánh định. Chánh Thọ Tam-muội là cách dịch Hán Phạn song cử.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Trí
    ● 1. Là căn bản trí, thông đạt chân như,
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Trú
    ● Là an trú trong chánh định. Ở đây là Vô gián định, phát khởi trí như thật bậc thượng, thể hội năng thủ sở thủ đều không, nhập vào thế đệ nhất pháp; chánh định liên tục không ngừng nghỉ, không cách hở thì chắc chắn nhập vào kiến đạo. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Trực
    ● Chánh là ngay, trực là thẳng. Tâm chánh trực là tâm ngay thẳng, không lệch hai bên: có và không
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Trực Kiến
    ● Lý giải Đại Thừa một cách chính xác. Tu tập Bồ Tát đạo là tu tập đa văn, trong đó hiểu rõ tất cả tà pháp và chánh pháp, biết chân đế là không, hiểu tục đế là hữu, rời xa khái niệm nhị biên thường đoạn của ngoại đạo, không rơi vào tà kiến.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Tu
    ● Tu tập chính xác. Ở đây là tu tập chính xác sáu ba-la-mật để làm tư lương chân thật (phước đức và trí tuệ) cho vô thượng Bồ-đề.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Chánh Vận
    ● Âm điệu theo cách phát âm của tiếng Quan Thoại. Do từ thời Minh, phương âm Bắc Kinh đã được triều đình sử dụng làm ngôn ngữ chánh thức để giao thiệp trong toàn quốc, nên tiếng Bắc Kinh được gọi là Quan Thoại, rồi về sau này gọi là tiếng Phổ Thông (Phổ Thông thoại) hoặc Quốc Ngữ.

Tìm: