AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Đạo Chi
    ● (覺道支): chỉ cho thất giác chi và bát chánh đạo chi.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Ngộ
    ● Nghĩa rốt ráo là nhận hiểu một cách thấu đáo cội nguồn của các pháp. Tùy trình độ mà giác ngộ có nhiều bậc khác nhau. Giác ngộ của phàm phu. Giác ngộ của hàng Thanh Văn. Giác ngộ của Bồ tát và cuối cùng là giác ngộ của Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Phạm
    ● Thiền sư Bảo Giác ở chùa Thanh Lương, đất Đoan Châu đời Tống, tên Đức Hồng, tên chữ là Giác Phạm, ở chùa Thanh Nguyên thuộc Thụy Châu, Pháp Tự của Chân Tịnh Văn thiền sư, đời thứ 14 phái Nam Nhạc. Ngài là người quảng học đa văn, có biện tài vô ngại, ban đầu tên Huệ Hồng, ngộ đạo nơi thiền sư(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Quán
    ● Sơ tâm tại duyên gọi là giác; tế tâm phân biệt thiền vị gọi là quán. ● “Giác”là suy cứu sự lí một cách sơ lược - danh từ Duy Thức Học gọi là“tầm” (một trong bốn tâm sở bất định); “quán” là suy cứu sự lí một cách tinh tường, sâu sắc - danh từ Duy Thức Học gọi là “từ” (một trong bốn tâm sở(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Thế Kinh
    ● Chính là Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh (tương truyền do Quan Thánh Đế Quân, tức Quan Công giáng cơ) có nội dung khuyến thiện, nêu lẽ nhân quả nên cũng rất được Phật môn Trung Hoa coi trọng.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giác Ý
    ● Ý niệm giác sát cho tâm điều hòa thích trung, không cao không thấp, không phóng tán, không hôn trầm.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giải
    ● Hiểu. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giải Binh
    ● Giải tán quân đội
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giải Cấu Tương Phùng
    ● Tình cờ không hẹn mà gặp nhau.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giải Hạ
    ● Tức ngày rằm tháng bảy. Theo lệ cổ của Phật giáo, hàng năm các tăng, ni đến chùa tu hành trong ba tháng mùa hạ (lễ kết hạ vào ngày rằm tháng tư) sau lễ giải hạ, tăng ni được tự do hành cước hoặc trở về quê quán.

Tìm: