AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giao Báo
    ● Khi một căn (con mắt chẳng hạn) tạo nghiệp, năm căn kia (tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng góp phần tạo nghiệp, cho nên khi căn ấy chịu quả báo thì năm căn kia cũng giao hòa nhau cùng chịu quả báo.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Hải Lão Long
    ● Giáo Hải Lão Long, Thiền quật cự sư.“Rồng già nơi biển giáo, sư tử lớn nơi hang Thiền”, ý nói toàn là những bậc Tông Tượng lỗi lạc thuộc Giáo môn hay Thiền tông.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Hạnh
    ● Chỉ dẫn, thể hiện hạnh trong sạch (hạnh lành) trong nghĩa giáo hóa cho người khác noi theo.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Hội Tỳ Kheo Ni
    ● Bây giờ gọi là Ni bộ
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Liễu Nghĩa
    ● Giáo Liễu Nghĩa - Giáo Bất Liễu Nghĩa. Giáo thuyết trình bày đến cùng tận ý nghĩa rốt ráo của Phật pháp. Ngược lại thì gọi là bất liễu nghĩa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giao Lô
    ● Tức là cây lau, nhưng đây là loại lau đặc biệt, khác với lau thường. Loại lau này, lúc mới mọc lên liền có hai cây cùng mọc, gốc rễ của hai cây dính liền nhau, thân của hai cây thì nương dựa nhau; do đó mà đứng vững được. Nếu chỉ một cây đơn độc thì ngã rạp trên mặt đất, không đứng lên được.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Lý Hành Quả
    ● Giáo: những lời dạy của Phật là Như Thật, đúng chân lý.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Nghĩa
    ● Giáo học, chỉ vào các pháp môn Phật giáo lấy kinh làm thầy, căn cứ vào chữ nghĩa học hỏi, suy tư và tu hành; các pháp "môn học theo sự, hành theo tướng" có tên là ngữ tông, trái với thiền, vượt ngoài kinh sách, lấy tâm làm thầy, gọi là Tâm tông.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Ngoại Biệt Truyền
    ● Tương truyền Tổ Đạt Ma khi qua Trung Quốc có nói bốn câu thơ, sau này thành tôn chỉ của Thiền Tông Trung Hoa : “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” Nghĩa là: Không bày đặt chữ nghĩa Trao truyền ngoài giáo điển Chỉ thẳng vào Tâm(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Giáo Pháp Liễu Nghĩa
    ● Là kinh điển trình bày chân thật nghĩa (đệ nhất nghĩa đế), tức kinh điển Đại Thừa hay Bồ Tát tạng.

Tìm: