AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Luân Bất Thối
    ● Phật Bồ Tát thuyết pháp gọi là chuyển pháp luân. Các bậc Bồ Tát nghe pháp Phật dạy, đạo niệm càng thêm tăng tấn gọi là bất thối (không lui). Lại các bậc Bồ Tát đã chứng được “bất thối” rồi, đem pháp ấy dạy cho chúng sanh để cho được bất thối, nên gọi là chuyển pháp luân bất thối . 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Lục Hòa Kính
    ● Six sentiments de concorde. Tức là 6 niềm hòa đồng ái kính của các người tu Phật. Các vị xuất gia, bề ngoài đối với điều lành của người thì hòa thuận; bề trong thì tự mình khiêm nhường. Ấy là kínhMình hòa đồng ở; miệng hòa không cãi; ý hòa cùng vui; thấy hòa đồng giải; giới hòa đồng tu và(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Lưu
    ● Tức đẳng lưu chánh pháp. Dòng pháp truyền thừa. Chánh Pháp được tuyên thuyết có cùng căn nguyên tự tính với pháp giới thanh tịnh. Nhiếp luận thích: “Giáo pháp, như kinh điển v.v., tuôn chảy ra từ nguồn pháp giới tối thanh tịnh, gọi là đẳng lưu của pháp giới tối thanh tịnh. Huân Tập phát khởi(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Mê Tướng
    ● Sắc thái mê của các pháp. Như Thị tướng :biểu hiện như vậy. Như Thị thể : thực chất như vậy. Luận Pháp hoa : “Xá Lợi phất, chỉ Như lai với Như lai mới thuyết được pháp, vì chỉ Như lai với Như lai mới biết được thật tướng cứu cánh của pháp ấy. Xá Lợi phất, chỉ Như lai mới biết được pháp, Xá(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Minh
    ● (dharmaloka) tức ở trong pháp mà đến được ánh sáng, chỉ cho noãn vị.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Môn
    ● Giáo pháp của Phật nói ra là phép tắc khuôn mẫu cho thế gian. Các bậc Hiền, Thánh nương vào đó mà được nhập đạo, gọi là Pháp Môn. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện nói “... dùng chữ pháp môn tỏ bày Phật Đạo”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Môn Bất Nhị
    ● Bất Nhị có nghĩa hiển bày thể dụng của Tự Tánh cùng khắp không gian và thời gian, chẳng thể dùng tư tưởng để suy lường nên vượt ra ngoài đối đãi và cũng chẳng phải Một. Pháp Môn tu tập để đưa đến chỗ bất nhị này gọi là pháp môn bất nhị.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Môn Không Hai
    ● “Không hai” là lý thể chơn thật duy nhứt, ly tướng vắng lặng như như bĩnh đẳng, không có kia, đây, sai khác. Pháp Môn: là pháp tắc khuôn mẫu của Phật Đạo, các bực Hiền Thánh đều nương theo đó mà nhập đạo. Bồ Tát ngộ vào lý nhứt thật bình đẳng, gọi là vào “pháp môn không hai”. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Môn Thiền
    ● Có nhiều thứ, tựu trung có 3 môn : 1.Thế Gian thiền; 2.Xuất Thế gian thiền; 3.Xuất Thế gian thượng thượng thiền. Thế Gian thiền gồm: 4 thiền, 4 không, 4 vô lượng tâm, 16 đặc thắng và các pháp 6 thông, 3 minh (thông minh thiền). Các thiền này đều tu tập nơi hơi thở để thu nhiếp tâm, chỉ(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Pháp Năm Uẩn
    ● Năm món tích tụ, hòa hợp làm thành bản thân của mỗi chúng sinh. Chúng che khuất chơn lý, khiến chúng sanh luân hồi thọ khổ. Ấy là : Sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Tìm: