AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạm-Âm
    ● Tiếng cõi trời Phạm Thiên. Người cõi này đã ly các món dâm dục, tâm tình thanh tịnh, thường ra tiếng tăm mầu nhiệm và oai hùng, tiếng của Phật cũng như vậy, cho nên trong 32 Tướng Tốt có tướng Phạm âm.  Kinh Pháp Hoa Văn cú có nói; “phước báo của Phật được tiếng tăm mầu nhiệm thanh tịnh gọi(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạm-đàn
    ● Skt. Brahma-danïdïa, Pali. Brahmamanïdïa, Mặc Tẫn. Hành sự sao Tư trì ký:“ Phạm-đàn, có sách nói rằng: ở trước cung Phạm Vương có dựng một cái đàn, thiên chúng nào không theo đúng phép thì bắt đứng trên đàn đó, mọi người không được qua lại trò chuyện”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạm Võng Kinh Hợp Chú
    ● (bảy quyển) do tổ Ngẫu Ích viết. Tác phẩm này có tên đầy đủ là Phạm Võng Kinh Tâm Địa Phẩm Hợp Chú. Sách được ngài Đạo Phưởng giảo chánh và cho in vào năm Sùng Trinh thứ 10 (1637). Bản chú giải này rất đặc sắc, được coi như bản chú giải kinh Phạm Võng độc đáo nhất do Tổ chú trọng đến Vô Tác(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạm Võng Kinh Huyền Nghĩa
    ● Là một tác phẩm nhằm giảng về Ngũ Trùng Huyền Nghĩa của Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Phẩm do Ngẫu Ích đại sư soạn.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạm Vương
    ● Tức Đại Phạm Thiên Vương, vua của cõi trời Sơ-thiền, Sắc-giới. Tức vị Thiên chủ cai quản thế giới Ta-bà. Chư thiên ở các cõi trời Sắc-giới cũng được gọi chung là Phạm Thiên. Chữ “phạm”có nghĩa là thanh tịnh, trực tiếp chỉ cho đời sống đã dứt lìa hẳn sự dâm dục (cả thân lẫn tâm). Chúng sinh ở(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phẫn
    ● Tức là phẫn nộ. Phú nghĩa là che dấu điều xấu của mình, không cho người khác biết. Xan là keo kiệt, không chịu bố thí. Tật là ganh ghét đối với việc tốt của người khác. Não là buồn giận người khác. Hại là bức hại người khác. Hận là chứa giữ oán hận trong lòng. Siểm là không ngay thẳng, ngoài(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phạn Bản
    ● Ngôn ngữ Ấn-độ gần giống như ngôn ngữ trời Phạn-thiên ở cõi Sơ-thiền, cho nên kinh chưa dịch thì gọi là Phạn bản, tức là kinh điển bằng ngữ văn Ấn-độ ● Chỉ một lối in kinh. Trong cách in kinh này, mỗi trang gồm mười hai dòng, mỗi dòng độ 17 chữ, được chia thành hai nửa trang, có vạch phân(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phân Biệt
    ● Là phân biệt có, không, sắc, thanh v.v… cho đến niết-bàn. Các phân biệt diệt hết là rời tất cả phân biệt mà thể hội chân như nơi sự thanh tịnh, tức diệt đế. Hư Vọng phân biệt, trong đó có 3 loại phân biệt : danh ngôn phân biệt, tự tánh phân biệt và sai biệt phân biệt.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phân Biệt Hư Vọng
    ● Là cái biết thác loạn của ý thức biến kế, bản thân thật không có, chỉ có cái mà ý thức biến kế chấp vào, và cái được chấp thì có thể thủ đắc.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Phân Biệt Huệ
    ● Sức niệm huệ rõ biết sự sai khác về tính chất lớn nhỏ, đẹp xấu…của tất cả chúng sinh và các pháp

Tìm: