AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tử Kim
    ● Theo từ điển Bách Độ, “tử kim” là một loại hợp kim của vàng, đồng, sắt và kền, có màu sắc vàng hơi ánh màu tía, trông rất chói lọi, nên gọi là Tử Kim. Đây là một loại hợp kim tự nhiên, và là sản phẩm chủ yếu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các thành phần của Tử Kim, lượng vàng chiếm từ 58.5%(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tử Kim Quang
    ● Tì kheo ni: tức bà Diệu Hiền, phu nhân của trưởng giả Đại Ca Diếp, khi hai người chưa xuất gia tu hành theo Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tụ Lạc
    ● Skt. Grama, Pali. Gªma, Hán việt: Thôn lạc, tụ lạc, phiên âm: Già-lạt-ma. Nghĩa là thôn xóm, làng nhỏ, vùng quê, chỉ chung tất cả khu vực nhà dân cư. Khu vực đó có thể được bao quanh bởi tường xây, lũy tre, hoặc cắm cây làm hàng rào, hoặc được bao quanh bởi sông ngòi các thứ. Nhiều nhà họp(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tụ Lạc Na-la
    ● Skt. Nadïakantha, Pali. Nõadika, thuộc thôn của bộ tộc Tỳ-đề-ca (Skt. Videha), gần rừng Ngưu giác Bà-la (Skt. Gosingasala vanadaya), phía Bắc bộ Ấn Ðộ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tụ Lạc Uất-tỳ-la
    ● Pali. Uruvela, còn gọi là rừng Ưu-lâu-tần-loa. Ưu-lâu-tần-loa là tên vùng đất ven sông Ni-liên-thiền (Skt. Nairanõjana), cũng ở trong nước Ma-kiệt-đà; “ một vùng đất tươi đẹp với khu rừng khả ái và dòng sông trong vắt, rất thích hợp để tắm mát, nghỉ ngơi; lại có làng xóm chung quanh dễ khất(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Từ Lăng
    ● (507-583), tự Hiếu Mục, người Đông Hải Đàm (nay thuộc huyện Đông Đàm, tỉnh Sơn Đông), là một văn nhân nổi danh thời Trần - Tùy. Được ca ngợi là “tám tuổi thông văn chương, mười hai tuổi thông hiểu Lão - Trang, đến lớn đọc khắp các sử sách, biện tài vô ngại”. Ông từng giữ chức Đông Các Học(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tự Liễu Hán
    ● Chỉ Biết Có Mình, Tức thuật ngữ “tự liễu hán” trong Thiền tông Trung-quốc, có nghĩa là người không có tinh thần lợi tha, chỉ mưu đồ ích lợi cho riêng bản thân mình. Thuật ngữ này có ý nghĩa tương đương với câu tục ngữ thường được dùng trong dân gian: “cẩn tự lí nhất thân, bất cố đại cục giả”(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tử Lộ
    ● Tên thật là Trọng Do, tự Tử Lộ, hoặc Quý Lộ, là đệ tử của Khổng Tử, tánh hiếu dũng, thờ cha mẹ rất có hiếu, thường đi đội gạo thuê cả trăm dặm để có tiền phụng dưỡng cha mẹ. Ông là một trong số 24 gương hiếu tử trong tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu Diễn Ca của Lý Văn Phức. Ông có tài cai trị nên(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tư Lương
    ● (Sambhāra): Hiểu theo nghĩa hẹp là những thứ cần dùng, cần chuẩn bị. Tư là giúp đỡ, lương là lương thực. Như người đi xa ắt phải nhờ vào lương thực để duy trì cái thân. Phật môn mượn chữ Tư Lương để chỉ những điều kiện cần thiết để đạt được một quả vị nào đó. Cũng vậy, người muốn chứng quả(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tự Lưu
    ● Tức tự thể tương tục lưu (Tự thể nối tiếp chảy).Có nghĩa là bản thân tự nhiên đến được năng y. Năng y là tự tánh đại bi của chân như. Đời này có được tâm đại bi thì đời vị lai ắt có tâm đại bi.

Tìm: