Bất sanh bất diệt
Câu này nói đủ như sau:
Bất sanh bất diệt
Bất cấu bất tịnh
Bất tăng bất giảm
Hết thảy các pháp không tướng trạng
Các pháp nói chung hễ có sanh ắt hẳn có diệt. Pháp sanh diệt là pháp thế gian hay hữu vi pháp. Còn pháp không sanh không diệt là pháp vô vi tức pháp xuất thế gian. Pháp vô vi xuất thế gian đâu còn đối đãi dơ với sạch, tăng và giảm nữa. Pháp còn đối đãi là còn hệ lụy, trầm luân, trôi lăn trong vòng sắc tướng, tức là còn trong sanh tử luân hồi.
Muốn đạt đến vô sanh, cũng tức là thể nghiệm pháp không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, cho chí không sắc, thọ, tưởng, hành, thức (năm uẩn). Không có nhãn giới cho chí không có ý thức giới, không vô minh cho đến hết vô minh, khổ, tập, diệt, đạo cả trí đắc cũng không. Soi kỹ nơi tánh không, chẳng thấy pháp nào hết. Ðó mới chính là:
Ðạt đến cứu cánh Niết Bàn tịch tĩnh hoàn toàn không còn hệ phược trong vòng sắc tướng nữa.