Người chấp lấy Niết bàn Tiểu thừa không có ích lợi gì phải không?

Hỏi:
 Cây đã đốt thành tro thì tro không thể trở lại thành cây, có giống như những người chấp lấy Niết bàn Tiểu thừa không có ích lợi gì phải không?

Đáp:
 Không phải! Phật thí dụ việc đó là để không có sự trở lại. Thí dụ không phải thật tế, là phương tiện để phá chấp. Vì vậy, Phật rất sợ người ta chấp lời, nên Phật nói “phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật” hay “ai nói Phậtthuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật tế không thể nói, phải tự ngộ; còn nói được không phải thật tế, dùng lời nói của Phật để truy cứu thì không thể được.

Như Viên Ngộ lúc chưa kiến tánh triệt để thì ngài cách xa Thầy khôngấn chứng. Sau đó ngài bị bệnh nặng rồi được khỏi, gặp lại thầy là Pháp Diễn trong vòng một tháng được ngộ triệt để. 

Phần nhiều không ngộ được là ôm cái lý. Hứa cư sĩ tự ngộ gởi thư cho Nhị Tổ để trình bày, vì không có lý, mà tự lập ra cái lý mới có sự tranh luận với nhau. Nếu vốn không có lý thì lấy cái gì để tranh luận! Tất cả kinh điển là theo cái lý, nhưng cái lý là công cụ để phá chấp. Cho nên, thí dụ như chiếc bè qua sông, đến bờ phải bỏ bè; như thuốc giả để trị bệnh giả, bệnh giả hết thì thuốc giả cũng bỏ.

Giáo môn thường chấp trong kinh điển có chân lý, nếu chấp có chân lý thì giống như ngoại đạo. Giáo chủ ngoại đạo ngộ được chân lý, rồi tự mình làm giáo chủ để hoằng dương chân lý của họ ngộ. Phật Thích Ca ngộvô sở hữu (không có gì hết).