Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Cầu Na Bạt Ma (Gunavarmam)

Cầu Na Bạt Ma (Công Đức Khải) đến Kim LăngBan đầu, bỏ nước xuất giaquán thông tam tạng, các vua thuộc quốc đều quy y thọ giới. Ngài dạo nước Đề Bà, vua nước này muốn theo Ngài xuất gia, quần thần cố thỉnh nên không thể đi được, bèn ra lệnh trong nước rằng:

– Nếu mọi người theo Hòa thượng quy y thọ giới thì ta sẽ theo lời thỉnh.

Vì thế thần dân nước ấy đều cúi đầu tuân mệnh.

Đầu niên hiệu Nguyên Gia (424), Tống Văn Đế nghe danh Ngài, sai sứ rước về. Ngài vui vẻ nhận lời ghé thuyền đếHàng ChâuĐạo pháp do đây được hưng thịnh. Ngài mến núi ở đây giống Linh Thứu, bèn lưu lại suốt năm. Trên vách chùa Ngài vẽ tượng Định Quang trải tóc …, ban đêm có hào quangchiếu sáng, Ngài thường ngồi nhập định trải mấy ngày chẳng ra. Tăng trong chùa sai sa di hầu hạSa dinày bỗng thấy sư tử trắng vờn cột mà giỡn, khắp trời đều có hoa sen xanhSa di cả kinh bỏ chạy và la lớn. Tăng trong chùa đổ xô đến chẳng thấy gì cả. Niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431) Ngài đến Kim lăng, vua hỏi:

– Quả nhân thường muốn trì trai chẳng sát sanh; đem thân tiếp vật, mà chẳng tròn sở nguyện, xin thầy dạy cho.

Ngài đáp:

– Đạo tại tâm chứ không phải nơi việc. Pháp do mình chứ chẳng do người. Hơn nữa, Đế vương tu khác với thất phu. Thất phu nếu không khắc kỷtiết chế thì còn làm gì nữa? Còn Đế vương lấy bốn biển làm nhà, muôn dân làm con. Ban một lời khen thì sĩ thứ đều vui, công bố một chính sách tốt thì thần dân an hòa. Hình phạt không chết người, sưu dịch không làm nhọc sức người, thì mưa gió đúng thời, nóng lạnh hợp tiết, lúa đậu dồi dào, cây trái tốt tươi. Lấy điều này mà trì traitrì trai cũng lớn, lấy đây mà chẳng sát sanh, thì lợi cũng nhiều. Đâu phải ở chỗ ngày ăn một bữa, bảo toàn tính mệnh cho một con vật, mới gọi giúp đỡ rộng rãi ư?

Vua vỗ ghế than rằng:

– Người tục thì mê những triết lý xa xôi, Tăng thì trệ ở kinh điển thiển cận. Còn như lời của Thầy, có thể nói gồm cả trời người vậy.

Nguồn:thuvienhoasen.org