Đồng Tân tự là Trọng Ích, biệt hiệu Nguyệt Tuyền, họ Quách quê ở Phòng Sơn, Yến Đô. Sư thế phát với Kiên Công ở An Sơn, thường làm việc khổ nhọc để phụng sự đại chúng. Ban ngày làm việc, ban đêm tụng kinh, sự thông minh trí tuệ của Sư phát triển mau lẹ. Sư muốn đi tham học các nơi, bèn hỏi ý kiếncủa Đồng Hành, Đồng Hành cười nhạo, Sư bực mình viết một bài kệ dán lên vách rồi bỏ đi:
Đại trượng phu chí khí ngất trời
Ngòi rãnh tầm thường há phải nơi
Tay nắm xuy mao ba thước kiếm
Hàm rồng, châu nọ đoạt như chơi.
(Khí trụ xung thiên đại trượng phu
Tầm thường câu độc khởi năng bào
Thủ đề tam xích xuy ma kiếm
Trực thủ ly long lãnh hạ châu).
Sư đến yết kiến ngài Phương Công ở Thanh An, Phương Công hỏi:
– Muốn đi ngàn dặm, một bước làm đầu. Thế nào là bước đầu tiên?
Sư chắp tay bước tới. Phương Công nói:
– Quả thật gót chân không chấm đất!
Sư phất tay áo, đi ra. Lại đến yết kiến Cảo Công ở Đại Minh. Dưới cây trụ trượng, Sư phát tiết được nhiều vốn riêng. Cuối cùng vẫn cho trong ngực còn có chỗ ngại chưa bạch, Sư nuốn trở lại Thanh An, nhưng Cảo Công bảo không sao và dạy cứ mài dũa nhồi nặn. Thêm ba năm, Sư mới được rỗng rang. Ẩn dấu chưa lâu, các bậc kỳ túc lại ủng hộ Sư đưa về An Sơn. Thiền sư Giản ở Hải Vân nhận Sư vào làm Thủ chúng. Luận Công ở Long Tuyền hướng dẫn người đến quy y. Sư vừa cất tiếng, muôn người hoan hô. Vua Đại Nguyên ngự đến, phân chúng của Sư thành tám nhóm, cử Sư làm chủ chùa Linh Nham ở Trai Nam. Lúc ấy, người khắp nơi kéo đến, Sư không cho họ toàn là người đạo đức, phân biệtrõ hiền ngu. Do đó, miệng tiếng dèm pha. Sư bỏ về An Sơn, nhưng mọi người không chịu, giữ lại. Sư nhớ đến kinh thành gặp nạn binh lửa, tạng kinh hư hao, người học không xem được đầy đủ, cho nên Sư tốn bao nhiêu là y bát, đề xướng kiếm người cùng chí hướng, đích thân đến Giang nam tìm thỉnh. Trải qua bao năm, chịu đủ nóng lạnh, gian nan khốn khó, mới được toàn văn dem về. Sư chạy ngược xuôi, xa gần, đến đâu cũng được người thấy nghe tùy hỹ. Thật là Bạch Mã không cánh ở phương Tây lại vậy. Ở Sơn Đông, mọi người nói với quan Đề Hình là Na Luật Công, dùng lễ Tổ mà đón Sư.
Sau Sư đến viện Quan Âm ở Trai Nam kiết hạ, rồi lâm bệnh, bèn kêu thị giả lại truyền pháp yếu, nói kệ:
Ôi! Đãy da ngố
Chẳng biết khéo léo
Tư tưởng quên luôn
Đến không chỗ theo,
Đi cũng không chốn
Sáu đục rỗng rang
Bốn đẽo mênh mang
(Đốt! Hàm bì đại
Kỹ lưỡng bất giải
Tư tưởng toàn vong
Khứ diệc vô phương
Lại nói:
– Cái này không còn một chút ngại.
Im lặng giây lâu, Sư nói:
– Buông tay mà đi, mây trời mênh mông.
Kệ xong, nghiễm nhiên mà tịch, thọ 66 tuổi, 45 tuổi hạ. tánh tình Sư khoáng đạt, đạo nhân sáng trong, tiếp vận có cơ biến, Sư sở trường về thi văn, giỏi đàm luận. Phất tràn vừa đưa lên, thính chúng ngồi nghe mê mải, suốt ngày không chán, Sư lại hay biện luận khôi hài mà người không dám dể duôi xúc phạm. Nối pháp Sư là Tuyết Đậu. Lúc trà tỳ hàng vạn người đưa, hương hoa rải nghẹt lối đi. Nếu khôngcó sự hóa độ sâu xa vào lòng người, há được như thế. Sư thật là một nạp tử anh hùng của một thời.
Nguồn:thuvienhoasen.org