Khởi tâm động niệm là Thiên ma, không khởi tâm động niệm là Ấm ma, đến lúc khởi không được nữa là Phiền não ma?

 Hỏi:   Sau khi làm theo phương pháp quán tâm, tạp niệm vọng tưởng ít đi, có thể duy trì trạng thái không niệmvô niệm.  Người xưa có nói: ‘Khởi tâm động niệmThiên ma, không khởi tâm động niệmẤm ma, đến lúc khởi không được nữa là Phiền não ma’.  Có niệmkhông niệm hình như đối nghịch nhau, xin hỏi rốt cục thì như thế nào mới đúng?  Và Thiên ma, Ấm ma, và Phiền não ma là gì?

Ðáp:   Trong kinh Lăng Nghiêm giải thích ý nghĩa của danh từ ‘ma’ rất rõ ràng.  Kinh Lăng Nghiêm nói bất luận cảnh giới gì hiện ra, nhất quyết đừng nên chấp trước, như vậy mới đúng.  Hơn nữa kinh Kim Cang có nói: ‘Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng’.

          Lìa khỏi vọng tưởng, chấp trước thật không dễ, Tịnh Ðộ Tông dạy chúng ta chấp trì danh hiệu, chuyên trì danh hiệu của đức Phật A Di Ðà, tất cả những thứ khác ngoài việc này ra đều đừng nên chấp trước, đây là một phương pháp rất hay.  Dùng một câu ‘A Di Ðà Phật’ đem đổi tất cả những chấp trước khác, cách này dễ làm, nên pháp môn Niệm Phật được gọi là ‘Dị hành đạo’ (pháp môn dễ thực hành).  Phật dạy chúng ta giữ vững câu Phật hiệu này mãi cho đến lúc mạng sống gần chấm dứt cũng vẫn còn niệm câu A Di Ðà Phật, đợi đức Phật lại tiếp dẫn, sau khi đến Cực Lạc thế giới rồi mới buông bỏ hết tất cả chấp trước.  Chúng ta có thể dùng phương pháp này để đạt được Tây phương Tịnh độ, phương pháp này mới chắc chắn, đáng tin mà lại rất nhanh chóng; quả vị của sự thành công vãng sanh đến cõi Cực Lạc không thể tưởng tượng nổi, vượt hơn sự thành tựu của tất cả pháp môn khác.  Chánh nhân là như vậy nên mười phương thế giới chư Phật Như Lai đều tán thán đức Phật A Di Ðà