Không Trả Lời Thẳng Câu Hỏi

Lời dẫn: Tất cả việc làm và nghề nghiệpthế gian đều có liên quan đến kiến thứckinh nghiệm của mỗi người. Có người được kiến thức nhờ di truyền từ nhiều đời. Có người học hỏi tích lũy kiến thứckinh nghiệm của nhiều người mà có được. Có người nỗ lực khổ công tu luyện rất lâu mới được khai ngộ. Cũng có người lợi dụng kiến thức của quỉ thần mà được. Chúng ta đạt được ba điều trên là thật khó, chỉ có điều sau cùng là dễ dàng nhất. Người đời đều là tự tư tư lợi, cho nên họ muốn che giấu kiến thức để làm công cụ trên danh lợi của mình; hoặc làm ra vẻ huyền bí để cho mọi người cảm giác là điều kì diệu quý báu; thật ra là danh lợi ở trong đó. Bậc Thánh hiền, Thiền sư thời xưa có ẩn ngữ thiền cơ là một phương tiện khai mở trí huệ cho thiền sinh, không phải cái gì cũng thiên cơ bất khả lộ; hoặc là bí quyết một lời nói, nửa bài kệ làm cho thiền sinh khai ngộ đắc đạo. Còn người muốn tu dễ dàng, thường đi vào ma đạo. Điều này chúng ta không thể không biết, không đề phòng.

Ngày xưa có hai chú bé đang bơi dưới dòng sông. Bỗng bé A bảo:

– Chúng mình cùng thi nhé! Được không?

Bé B hỏi:

Thi bằng cách nào?

– Chúng ta cùng lặn xuống đáy sông, bốc một nắm cát hay bùn, người nào ngoi lên trước là thắng nhé!

– Rất tốt! Cứ thế mà làm, lời nói như đinh đóng cột!

Hai chú bé cùng bơi ra giữa dòng nước, đồng hô lớn: “Nào bắt đầu”. Cả hai cùng lặn xuống nước, khoảng một lúc cả hai chú đều ngoi lên và bơi vào bờ. Có thể nói hai chú bơi rất cừ, tài nghệ ngang nhau. Hai chú cầm vật trong tay đem lên bờ. Một chú bốc bùn, một chú bốc một nắm tóc trắng. Bé A nói:

– Này! Cậu thấy không! Đây là râu tóc của tiên nhân đó.

Bé B hỏi:

– Làm sao cậu biết được đây là râu tóc của tiên nhân?

– Tớ nghe người lớn nói tiên nhân thường tu hành ở bên bờ sông, ngài cạo râu tóc ném xuống sông, nên tớ bốc được.

– Tớ cũng nghe nói râu tóc của tiên nhân rất quý báu hiếm có ở thế gian. Nếu đúng là râu tóc của tiên nhân thì chúng ta gặp vận may rồi.

– Có phải râu tóc của tiên nhân không, hiện tại chúng ta chưa xác định được. Chúng ta phải đi tìm tiên nhân để chứng minh sự thật.

Vì thế, hai chú đi men theo bờ sông, tìm vị tiên nhân để chứng minh sự thật là râu tóc của ngài. Hai chú đi không lâu thì gặp tiên nhân râu tóc trắng xóa, cả hai chú đến trước ngài cung kính xá chào. Sau đó hỏi:

– Thưa ông! Cho chúng cháu hỏi râu tóc này có phải của ông không?

Tiên nhân nhìn kĩ chúng một lúc, không trả lời trực tiếp điều chúng hỏi mà bốc một nắm gạo và hạt mè bỏ vô miệng nhai, rồi nhả ra bảo:

– Này các cháu! Đây là phân con công.

Tiên nhân nói xong liền nhắm mắt, không nói lại nữa. Hai chú bé nghe xong chẳng hiểu gì cả. Rốt cuộc điều tiên nhân nói là ý nghĩa gì.

Bài học đạo lý

Các vị thiền sư trong Phật giáo thường hỏi một đường trả lời một nẻo. Thí dụ có thiền sinh đến hỏi:

– Thưa thầy! Đại ý Phật pháp là gì?

Thiền sư đáp:

– Là ba cân mè.

– Thưa thầy! Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ phương Tây đến?.

– Là đống phân trâu.

Đây là gì? Ý nghĩa của Thiền tông là tự tham học, tự ngộ. Qua sự giải thích của người khác giảng giảikhông liên quan đến tự tính của họ và bạn. Cho nên các ngài không dùng ngôn ngữ, văn tự để giải thích, cũng không trả lời trực tiếp vấn đề bạn đã hỏi.

Người bình thường cùng nghề nghiệp mới có thể hợp nhau; kiến thức, tư tưởng gần giống nhau, nên dễ hiểu nhau hơn. Nếu như hai người thân nhau mà kiến thức, tư tưởng quá chênh lệch thì cũng sẽ hỏi một đường trả lời một nẻo; hoặc dễ hiểu sai ý người kia.

Ban đầu, tổĐạt Ma đến Trung Quốc yết kiến vua Lương Vũ Đế. Vua hỏi:

Trẫm xây chùa, độ chúng tăng rất nhiều, không biết có công đức hay không?

Tổ sư đáp:

Không có công đức.

– Người nào đang đối diện với trẫm?

– Thảo dân không biết.

Nhà vuatổ sư nói không hợp ý với nhau. Vì thế, Tổ đến chùa Thiếu Lâm ngồi thiền suốt chín năm xây mặt vô vách. Sau đó, Tổ gặp Thần Quang mới truyền pháp lại.

Vì sao nói không hợp ý với nhau? Bởi vì kiến thức của mỗi người cao-thấp không giống nhau; tư tưởng, cá tính nhận định sự vật cũng khác nhau; trình độ hiểu Phật pháp cũng không ai giống ai; cho nên nói không hợp ý với nhau.

Đức Phật là Đấng trí huệ rất sâu rộng, Ngài thuyết pháp theo căn cơ của chúng sinh. Vì thế, trong kinh điển có nói quyền-thật, sâu-cạn, phương tiện-cứu cánh. Mọi người cùng nghiên cứu kinh điển, nhưng trình độ hiểu biết khác nhau. Cho nên mỗi người đều có quan điểm riêng. Chánh tri, chánh kiến cũng có quan điểm riêng. Tà tri, tà kiến cũng có quan điểm riêng. Làm thế nào chúng ta phân biệt được đúng và sai? Điều này trong kinh điển đạo Phật và đạo Nho đã ấn chứng. Kinh điển như tấm gương rọi yêu ma. Kẻ tà tri, tà kiến muốn đầu cơ trục lợi thì không trốn thoát được.