Sát Sanh

Một hôm Gasan dạy những đệ tử rằng “ những người nói chống lại sự giết chóc, và họ muốn cứu vớt tất cả hữu tình chúng sanh. Ðúng, bảo vệ tất cả động vật và côn trùng càng tốt. Nhưng họ giết thì giờ bằng cách nào; họ phá hủy của cải thì sao và họ phá hủy kinh tế, chính trị?

Chúng ta sẽ không bỏ qua họ. Hơn nữa, một người rao giảng ngoài sự giác ngộ để làm gì? Người ta đang giết chết Phật giáo đấy!? 

CÂU HỎI GỢI Ý

1/ Bạn nghĩ gì về tội sát sanh đối với người Phật tử?

2/ Bài học Gasan dạy cho đệ tử là gì? Sát sanh và giết chết Phật giáo tội nào nặng hơn?

3/  Giết thì giờ, phá hủy của cải và phá hủy kinh tế chính trị có phải là tội sát hại không? Tại sao?

4/ Tế Ðiên Hòa Thượng nói: “người ta tu khẩu, không tu tâm; còn ta tu tâm không tu khẩu”. Như vậy ăn thịt, uống rượu là không phạm giới?

5/ Làm sao phân biệt được ai là người tu Phật chân chính và ai là kẻ giả đạo đức?

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1/ Người Phật tử luôn nuôi dưỡng lòng từ bi, không những đối với loài hữu tình mà còn đối với loài vô tình như cây cỏ, đất đá, núi sông, vạn vật… nữa. Chứng minh qua lời phục nguyện sau thời kinh có câu:

Tình dữ vô tình, tề thành Phật đạo

(loài hữu tình cùng loài vô tình cầu cho đều thành Phật đạo). Phật tử quan niệm rằng, không sát hại mà lại phóng sanh, là những người cần cù lo việc trồng cây; kẻ sát sanh dưới mọi hình thức, kể cả tự sát , xúi giục sát, vui hùa theo sát v.v… là phá hoại, nhổ cây, làm cho cây tịt mầm, héo ngọn không còn cơ hội sanh trưởng được nữa.

2/  Giá trị chân thật của đạo Phật nhằm ở sự thực hành. Người hay nói giỏi mà chưa làm giỏi cũng như con két học nói tiếng người, thật sự không lợi lạc gì cả. Tốt nhất cho chúng ta là nên âm thầm làm việc cũng như tu tập cho được lợi mình và lợi người hơn là tuyên bố thế này thế nọ. Trong luật Phật dạy rằng, người phàm phu tự lộng ngôn cho mình chứng thánh như nói tôi đã chứng quả Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm v.v…tuy không thuộc về sát sanh, nhưng là trọng tội, cũng bị đọa vào địa ngục.

3/ Không, dù không phải tội sát sanh, nhưng nó có liên quan tới sự sống của mọi người nên cần phải giữ gìn và bảo vệ, vì chúng ta đang sống trong một xã hội cộng trụ sinh tồn, có liên quan chằng chịt dây chuyền với nhau mà mỗi cá nhân là một thành tố căn bản của cộng đồng nhân loại nói chung.

4/ Thiền sư Tế Ðiên nói câu đó không sao: nhưng chúng ta lỡ nói thế phải lo tìm cách đi rửa miệng là vừa. Nếu không, tâm vướng mắc (attachment) của ta dễ bị lôi cuốn vào bởi niệm bất thiện. Bởi lẽ, sức tu học, quán chiếu, sức chịu đựng, tâm từ bi, hạnh h xả, nhẫn nhục trong ta chưa đủ sức chinh phục, bẻ dẹp được những phiền não, ác niệm thô và tế nên cần giữ giới, tu thiền định để đạt trí huệ, hầu mới đủ sức công phá vô minh đang miên phục trong ta từ vô lượng kiếp. Chúng ta chưa tu hay có tu mà chưa đến nơi đến chốn như người trắng tay; trong khi người có tu dồi dào kinh nghiệm như thương gia nhiều vốn. Vốn đã nắm sẵn trong tay anh có rộng đường xoay xở, miển là anh nắm vững luật chơi mới không bị phản tác dụng.

5/ Thế nào là tu chân chính? Kẻ giả đạo đức là thế nào?

Trong quặng có lẫn vàng, cát, đất, đá. Trong loài người có kẻ tốt, người xấu, hung dữ, hiền lương. Trong tâm mỗi người có đủ thiện ác, phiền não, khổ đau, oán đối nghi kỵ v.v…thì trong phạm vi của đạo giáo cũng không thể tránh khỏi kẻ lạm xưng để làm việc phi pháp.

Những phần tử bất hảo thường tráo trở không lường mà dưới con mắt người đời họ là những gương đạo mạo để được đề cao, ca ngợi và tán dương. Nhưng họ làm sao lọt qua được màn vải thưa đạo lý nhân quả? Hiểu rõ lý nhân quả, ta không còn phải thắc mắc, lầm lẫn chân giả nữa. 

Nguồn:tuvienquangduc.com.au