Trước khi Ninakawa qua đời, thiền sư Ikkyu tới thăm, Ikkyu hỏi: “Tôi sẽ độ thầy?”
“Tôi đến đây một mình và ra đi một mình. Thầy có thể giúp tôi được gì?”
Ikkyu nói: “Nếu thầy nghĩ rằng thầy có đến có đi, đó là một ảo tưởng của thầy. Hãy để tôi chỉ thầy con đường không đến không đi.
Với những lời nầy, Ikkyu đã vén màn mở một con đường trong sáng và Ninakawa mỉm cười ra đi…
Câu hỏi gợi ý
1/ Bạn đã có khi nào nghĩ tới cái chết? Tại sao?
2/ Tình pháp lữ giữa Ikkyu và Ninakawa qua cuộc đối thoại ngắn ngủi trước giờ từ giả cõi đời còn lưu lại một dấu ấn nào không?
3/ Ninakawa biết “dự tri thời chí” và có chuẩn bị cuộc hành trình ra đi của mình. Bạn nghĩ sao?
4/ Câu nói: “Lúc đến ta không mang theo gì, khi đi cũng chỉ hai bàn tay không”, có giống câu nói “Tôi đến đây một mình và ra đi một mình” của Ninakawa không? Có phải chăng người ra đi rủ bỏ lại tất cả không luyến chấp một món gì ở đời này?
5/ Lời khai thị của Ikkyu là trợ lực cần thiết giúp Ninakawa ra đi được nhẹ nhàng thanh thoát?
NHẬN XÉT GÓP Ý
1/ Giữa sự sống và cái chết chỉ hạn giới bằng hơi thở, một hơi thở ra không hít vào được nữa là kết thúc một đời . Những ai tu hành chân chính không những luôn nghĩ đến cái chết của mình mà còn nên lấy cái chết của người quán sát nữõa. Tại sao? Vì quán sát xác chết, thây ma, nghĩa địa, phòng thí nghiệm, lò thiêu, nhà thương v.v… học hỏi đượïc nhiều bài học đáng giá. Quán xét hay niệm nghĩ tới cái chết có 5 điều lợïi.
a- Giúp ta diệt trừø dục ái và tham ái
b- Ý thức đời là vô thường giả hợïp
c- Nhận chân thân tứ đại là một hợïp chất không tinh sạch mà đầy nhơ uế
d- Luôn cảnh giác mình để diệt bớt bản ngã
e- Như sẵn sàng trút bỏ ra đi trong sự an lạc hoan hỷ.
Xin dẫn câu chuyện xưa ngày Phật còn tại thế, cũng vấn đề luận về sống chết, Ngài hỏi chúng Tỳ kheo. Mạng người tồn tại được bao lâu?
– Một vị đáp: mạng người tồn tại trong 100 năm.
– Phật nói: ông chỉ mới đúng một phần.
– Một Tỳ kheo khác đáp: mạng người vô thường chưa biết dài vắn ra sao.
– Phật bảo: ông chỉ hiểu phân nửa vấn đề.
– Vị Tỳ kheo thứ ba nói:
– Bạch Ngài, mạng người tồn tại qua hơi thở.
– Phật khen: đúng đấy! Ông mới thật hiểu pháp Như lai.
2- Ở thế gian có nhiều thứ tình, như tình cha con, mẫu tử, tình anh chị em, bà con chú bác, cô dì, bằng hữu, quốc gia, dân tộc, đồng bào và tình yêu nam nữ… Ở trong đạo cũng có nhiều thứ tình như tình sư đệ hay thầy trò, tình pháp lữ hay huynh đệ, môn phái và tình đạo pháp. Nói gọn trong hai chữ “Ðạo tình” là bao gồm được hết những thứ tình vừa nói. Có điều là mọi thứ tình đời không có tình nào cao đẹp và siêu việt bằng tình đạo mà pháp lữ là một trong mối đạo tình thiêng liêng ấy. Mối đạo tình này có liên quan gắn liền tới tình Linh Sơn cốt nhục, để cho ta có dịp hình dung lại khung cảnh hội thuyết pháp của Ðức Phật tại núi Linh Thứu-Ấn Ðộ khi xưa với hàng ngàn chúng đệ tử dự nghe. Nhờ mối đạo tình sư đệ, pháp lữ… ấy chan hòa mãi cho đến tận ngàn sau mà người con Phật không thể nào quên được.
3- Có cuộc ra đi nào thiếu chuẩn bị mà thành tựu tốt đẹp đâu, kể cả ra đi du lịch chỉ một vài ngày, một tuần hay một tháng. Nếu không có chuẩn bị mọi việc ta quên trước thiếu sau, chuyến đi không được thoải mái, tự nhiên. Ði gần ít ngày và ở ngay tại đây còn thế, huống nữa đi xa và đi vĩnh viễn lại thiếu chuẩn bị ư? Nếu như thế, nhưng vẫn còn tùy nghiệp lực mỗi người. Xét cho cùng, số người dự liệu cụ bị mọi việc cho ngày ra đi ở trên đời cũng chỉ là thiểu số, và hẳn trong số có thiền sư Ninakawa.
4- Ðến như không đến, đi như không đi mới là đến đi tự tại. Như con chim nhạn bay qua trong bầu trời không còn lưu lại dấu chân (nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô lưu tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm); người học hạnh xã ly phải nhận chân ra điểm cốt lõi này mới phá vỡ được hết vô minh vọng hoặc. Chẳng trách nào Ikkyu bảo sư Ninakawa: “ý tưởng cho rằng có đến đi là một ảo tưởng”, nó không giúp gì cho tiến trình giải thoát cả.
Ðiều này đã giúp Ninakawa tĩnh ngộ, trút bỏ hết tất cả để ra đi không một niệm lưu luyến trước sự chứng kiến của Ikkyu và đại chúng.
5- Như một bát nước đã đổ đầy. Hành giả hay đương sự mới là người quyết định tối hậu trong tiến trình đạt đến giải thoát rốt ráo; ngoài ra, cũng chỉ là những trợ duyên cần thiết mà thôi. Nếu Ikkyu ngày còn sanh tiền hay lúc mạnh khỏe không nỗ lực quyết chí tu tập dự liệu ngày ra đi, tức là không chuẩn bị tư lương hay hành trang và ý thức cương quyết thì những trợ lực của người khác cũng chẳng khác nào gió thoảng giữa hư không mà thôi.