AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang
    ● Là tên vắn tắt của kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, do ngài Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần (Diêu-Tần: Theo lịch sử Trung-quốc, vào cuối đời Tây-Tấn (265-316), năm dân tộc là Hung-nô, Tiên-ti, Yết, Chi, và Khương (sử gọi là “Ngũ Hồ”), lấn chiếm các vùng đất ở miền Giang-bắc (phía Bắc sông(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
    ● (Vajra Prajnaparamita - Sutra). Kim Cangdao thép bén. Bát Nhã: trí huệ, Ba La Mật : đáo bỉ ngạn là đến bờ kia, nghĩa làdùng cái dao có thép bén của trí huệ dứt hết cả thảy phiền não mà chứng thành Phật Đạo.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh
    ● Lược gọi là “Kim Cang Kinh” Toàn kinh thuật rõ đạo lý của “Không” và “Vô Ngã”, là một trong những kinh điển đại biểu cho Đại Thừa Phật Giáo. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Kinh Cảm Ứng
    ● Tác phẩm này có tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Cảm Ứng Truyện, không rõ tác giả, được đánh số 1632 trong Tục Tạng Kinh, ghi chép truyện của bốn mươi người do trì kinh Kim Cang được cảm ứng, khởi đầu bằng Diễm Pháp Sư, kết thúc bằng truyện của Lục Ông.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Kinh Chú Giải
    ● (thường được gọi là Kim Cang Kinh Ngũ Thập Tam Gia Chú), bốn quyển do ngài Hồng Liên soạn theo lệnh của Minh Thái Tổ. Bộ sách này thâu thập tất cả những chú giải trọng yếu trích từ trước tác của năm mươi ba vị thiện tri thức trong các đời.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Luân
    ● 金剛輪lớp kim luân ở đáy địa tầng. Theo luận Câu-xá 11, khí thế gian do ba lớp hợp thành, phong luân là lớp cuối cùng, bề mặt rất rộng lớn; kế đến là thủy luân; lớp trên cùng ngưng kết thành vàng, tức là kim luân.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Lực Sĩ
    ● 金剛力士 (S: Vajrapāṇibalin) : vốn là Vương tử Pháp Ý, từng thệ nguyện làm lực sĩ Kim Cang, gần gũi đức Phật, âm thầm vâng lời và làm theo ý chỉ của đức Phật, nhằm hộ trì chính pháp. Là thần hộ pháp của Phật Giáo. Vị này thường được coi là hóa thân của Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani). Kim Cang(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Tâm
    ● Đại tâm của Bồ Tát kiên cố như ngọc kim cang không có gì phá hoại được. Một trạng thái của tâm thức; với tâm ấy không còn bị ảnh hưởng hay chi phối và cứng cỏi trong sáng, không bị chi phối bởi vô thường.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Tam Muội
    ● Là định lực kiên cố có công năng tiêu diệt mọi phiền não, thông đạt tất cả các pháp. Ví như kim cương, không vật nào là không bị nó phá vỡ; tam muội này cũng vậy, không pháp nào là không thông đạt. Kim Cang Tam Muội có những năng lực rất lớn như : phá tan tất cả các pháp vì thấy các pháp là(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kim Cang Tát Đỏa
    ● (Vajrasattva), dịch nghĩa là Kim Cang Dũng Mãnh Tâm, còn được biết tới dưới danh hiệu Kim Cang Thủ, Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ, Trì Kim Cang Cụ Huệ Giả, Kim Cang Thượng Thủ, Đại Lạc Kim Cang, Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Tát Đỏa, Kim Cang Thắng Tát Đỏa, Kim(...)

Tìm: