AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Cổ Âm Thanh Đà-la-ni
    ● Tức kinh A-di-đà, Cổ ÂmThanh Vương Đà-la-ni, một quyển. Nội dung nói về công đức trang nghiêm của Phật A-di-đà và thế giới Cực Lạc Tây phương, đồng thời cũng nói đến việc trì tụng thần chú Cổ Âm Thanh Vương, liên tục sáu thời trong mười ngày sẽ thấy được Đức Phật A-di-đà.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Công
    ● Tên chữ là Giới Thụ, thường gọi là Vương an Thạch, là quan Tri Sự ở Kinh Châu, Pháp Tự của Bảo Phong thiền sư. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Dịch
    ● Bản hiện thời được gọi là Châu Dịch, vì theo truyền thống, người Hoa cho rằng có ba loại kinh Dịch: Liên Sơn (連山, tương truyền do Phục Hy và Thần Nông trước tác vào đời Hạ), Quy Tàng (歸藏, được sáng tác vào thời Hoàng Đế), và Châu Dịch. Hai loại đầu đã thất truyền. Châu Dịch được coi là công(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Diên Giảng Quan
    ● Nhiệm vụ chủ yếu của Kinh Diên Giảng Quan là dạy Thái Tử học hoặc giảng giải những điển tích khó trong khi Thái Tử đọc văn kiện, tấu chương. Đôi khi vị này còn kiêm nhiệm vai trò cố vấn cho Thái Tử.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    ● (妙法蓮華經), được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, thuộc tập 9, kinh số 262, tổng cộng 7 quyển, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán ngữ. Phẩm Phổ môn là phẩm thứ 25 trong kinh, bắt đầu từ dòng thứ 7, trang 198, tờ b, quyển thứ 7.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Diệu Sa
    ● Là “ngụy kinh” Phật Giáo. Rất ngắn, kinh văn lộn xộn, câu cú không hoàn chỉnh, nội dung như sau: “Diệu Sa Quán Thế Âm ngồi thuyền qua biển cả, thuyền chở ngập sâu năm trăm (không rõ năm trăm cái gì? Năm trăm tấc chăng?), biển cả dậy sóng gió, thỉnh được kinh Diệu Sa. Phật, Phật, Phật, ba(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Dược Sư
    ● Tên tiếng Phạn là Bhagavān Bhaisajyaguru Vaidūryaprabhasya Pūrvapranidhānaviśesa Vistara có đến năm bản dịch khác nhau. Bản dịch đầu tiên của ngài Bạch Thi Lê Mật Đa La thời Đông Tấn, bản thứ hai do ngài Huệ Giản dịch vào thời Lưu Tống (năm 457), bản thứ ba của ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kính Dương Toại
    ● Là một loại kính bằng đồng, một tay cầm kính, một tay cầm cục bùi nhùi, đưa thẳng lên mặt trời thì ánh nắng tụ vào kính, chiếu xuyên vào cục bùi nhùi mà sinh ra lửa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kính Dương-toại
    ● Là một loại kính bằng đồng, một tay cầm kính, một tay cầm cục bùi nhùi, đưa thẳng lên mặt trời thì ánh nắng tụ vào kính, chiếu xuyên vào cục bùi nhùi mà sinh ra lửa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Duy Ma
    ● ( Vimalakìrti-nirdesa-Sutra), một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật Giáo Đại Thừa. Còn gọi là Bất Tư Nghị Giải Thoát Kinh, tường thuật cuộc thảo luận pháp môn Bất Nhị giữa cư sĩ Duy Ma với các vị Thanh Văn và đại Bồ Tát. Cư Sĩ Duy Ma gọi đầy đủ là Duy Ma Cật, vốn là Kim Túc Như(...)

Tìm: