AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma-da Phu Nhân
    ● Danh xưng đầy đủ là Ma-ha Ma-da, dịch nghĩa là “đại thuật”, hoặc “đại ảo”, nghĩa là có thể dùng đại ảo thuật, làm mẹ sinh ra chư Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma Đằng
    ● Cũng gọi là Nhiếp Ma Đằng, một trong hai nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc đầu tiên (năm 68 đời Hán Minh Đế).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma Đăng Già
    ● Là tiếng người Ấn-độ dùng gọi chung cho dân hạ tiện phái nam; dân hạ tiện phái nữ thì gọi là Ma Đăng Kì. Loại tiện dân này sống bằng nghề quét đường. Từ “Ma Đăng Già nữ” được dùng ở đây, có nghĩa là con gái của nhà Ma Đăng Già, hay nói vắn tắt là “nàng Ma Đăng Già”. Theo pháp sư Viên Anh(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma Ðầu La
    ● Hiện tại là vùng Mã Hoặc Lý về phía tây nam của Mã Thổ Lạp (Muttra), Ấn Ðộ. Là quê quán của Krishna, người có biểu tượng chim khổng tước.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Mã Đầu Quán Âm
    ● (Hayagriva) còn gọi là Mã Đầu Kim Cang, Mã Đầu Đại Lực Sĩ, hoặc Mã Đầu Minh Vương, đôi khi các nghi quỹ chỉ phiên âm danh hiệu Ngài là Ha Da Yết Rị Bà, hoặc Hạ Dã Ngật Lý Phạ, là một trong sáu thân quan trọng của Quán Thế Âm trong Mật Giáo. Do Ngài có hình đầu ngựa ở trên đỉnh nên gọi là Mã(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Mã Đầu Quán-Âm
    ● (Hayagriva ) còn gọi là Mã Đầu Minh Vương, Mã Đầu Kim Cang Minh Vương, hoặc Sư Tử Vô Úy Quán Thế Âm, là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát khi nói ra bài chú Ha Gia Yết Lị Bà. Theo Phật Học Đại Từ Điển, trên đầu của Bồ Tát có hình đầu ngựa nhằm biểu thị Chuyển Luân Thánh Vương có bảo mã có(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma-già
    ● (Maghavà) tên khác của trời Đế Thích (Sarka) khi chưa đủ phúc báu để làm trời, Đế Thích ở nhân gian tên là Ma-già, nhờ Công Đức siêng năng quét tước sạch sẽ mà được làm chủ cõi chư thiên
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Mã Tổ
    ● Tức Thiền sư Đạo Nhất (709 - 788) xứ Giang Tây, đời Đường. Là người kế pháp của Tổ Nam Nhạc Nhượng. Ngài họ Mã thị, đời ấy gọi là Mã Tổ. Trong niên hiệu Ngươn Hòa được phong tặng là Đại Tịch. Học trò của Nam Nhạc Hoài Nhượng (677 - 744).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Mã Tổ Đạo Nhất
    ● (709-788) thường gọi là Tây Giang pháp chủ, nổi danh trong giới Thiền về những việc làm và nói năng cổ quái. Sách xưa tả ông "chân vạm vỡ như trâu, mắt sắc như cọp, lưỡi dài đến mũi, dưới chân có hai dấu bánh xe (luân văn).  Cùng với Thạch Đầu, Mã Tổ chi phối toàn thể giới tu Phật đương(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ma Vương
    ● (Mara) là vua cõi trời Tha-hóa-tự-tại (Paranimmitavasavatti), cõi trời cao nhất ở cõi Dục. Theo tiếng Pali mara là chết, Mara là thần Chết hay Ma Vương. Ma Vương là vị thần có ảnh hưởng rất lớn ở cõi Dục vì tất cả sự vật nơi đây đều chịu định luật vô thường, tức phải chết, và tất cả sinh(...)

Tìm: