AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Luân Đại Kinh
    ● 三輪大經. Tức là kinh của ba thời giáo: A-hàm, Bát-nhã, Pháp hoa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Luân Không Tịch
    ● Không thấy người cho, không thấy người nhận và không thấy vật được cho hay được nhận. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Luân Thể Không
    ● Là lúc bố thí thì người bố thí, kẻ tiếp nhận và vật bố thí đều vốn là không, phá sạch tướng chấp trước. Nói chi tiết hơn thì: 1) Thí Không: Đối với người bố thí thì thân ta vốn là không, đã biết là vô ngã, sẽ không còn có cái tâm mong cầu phước báo, nên gọi là Thí Không. 2) Thọ Không: Đã(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Luận Tông
    ● 三 論 宗, là một trong 13 tông Phật Giáo tại Trung quốc, và cũng là một trong tám tông ở Nhật bản. Tông này y cứ vào nghĩa lý ba bộ luận:Trung quán (Long Thọ, Nāgārjuna), Bách luận (Thánh Thiên, Āryadeva ), và Thập nhị môn (Long Thọ, Nāgārjna) để xiển dương không, vô tướng, bát bất Trung Đạo(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Ma
    ● Là gọi tắt của Tam Ma Địa (Samādhi), hay còn được phiên âm là Tam Muội hay Tam Ma Đề. Dịch nghĩa là Đẳng Trì, Chánh Định, Định Ý v.v… tức là xa lìa hết thảy lao chao, hôn trầm, chuyên tâm nơi một cảnh.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Ma Bát Để
    ● (三摩鉢底) tức là tu Quán hay là tu Trí Tuệ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Ma Đề
    ● S. Samadhi (dịch âm từ Phạn ngữ Samadhi), Tức Tam-muội, đẳng trì, chánh định, nhất cảnh tánh. Tiếng Hoa là đẳng trí, xa lìa hôn trầm, trạo cử gọi là đẳng, khiến cho tâm trụ vào tánh cảnh, gọi là trí-các lậu là sanh tử trong tam giới. Thu nhiếp tâm một nơi, không để tán loạn, dứt hết vọng(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tâm Ma Địa
    ● Samadhi, phép thiền định, đại định của nhà đạo bực cao trong khi nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chỉ chăm chú vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ, những vọng tưởng, những tà kiến, không thể xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Mật
    ● Thân mật, khẩu mật, và ý mật. Phật lấy tất cả cảnh sắc làm thân, tất cả âm thanh làm khẩu, tất cả lý tưởng làm ý, và ba điều ấy biến khắp pháp giới, chỉ riêng Phật đã chứng được nên gọi là Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Miệu Tam Phật Đà
    ● Tàu dịch là Chánh biến giác. Trí liễu đạt thật tướng các pháp gọi là “Chánh”; hiểu biết cùng khắp các pháp sai biệt gọi là “Biến”; ra khỏi mộng sanh tử gọi là “Giác”. 

Tìm: