AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tám Tạng
    ● Tám Tạng giáo pháp của Đức Phật được ghi trong phẩm Xuất Kinh Bồ-tát Xử Thai.Đó là: Thai hóa tạng, Trung ấm tạng, Ma-ha diễn Phương đằng tạng, Giới luật tạng, Thập trụ Bồ-tát tạng, Tạp tạng, Kim cương tạng và Phật tạng.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Tạng Ký Tập
    ● Gọi đủ là Xuất Tam Tạng Ký Tập do ngài Tăng Hựu (445-518) soạn vào đời Lương, còn gọi là Xuất Tam Tạng Ký Mục Lục, Lương Xuất Tam Tạng Tập Ký, hoặc Tăng Hựu Lục. Nội dung ghi chép duyên do, danh mục các kinh và những bản Dịch Kinh điển khác nhau từ thời Hậu Hán đến đời Lương.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Tế
    ● Chúng Sanh do mê vọng nên từ Căn Bản Vô Minh sanh khởi ba thứ tướng vi tế (gọi là Tam Tế), gồm Vô Minh Nghiệp Tướng, Chuyển Tướng và Hiện Tướng. Giải thích chi tiết như sau 1.Vô Minh Nghiệp TướngNghiệp ở đây là hoạt động ý thức. Rời khỏi niệm sẽ bất động, hễ động sẽ cảm lấy quả. Vì thế(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Thân
    ● Là Pháp Thân, Hóa Thân, Ứng Thân.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Thân Bồ Đề
    ● Tức ba thân của Phật đã chứng được1- Pháp Thân, 2- Báo thân, 3- Ứng thân.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Thần Thông
    ● Biến Hóa thần thông; tha tâm thần thông, và giáo hóa thần thông
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tám Thắng Xứ
    ● Phát khởi tri kiến thù thắng để xả những sự tham ái trong thiền định.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Thánh
    ● 三聖. Phật A-di-đà, bồ-tát Quán Thế Âm, bồ-tát Đại Thế Chí. ● Tên chữ và cũng là danh hiệu của thiền sư Tuệ Nhiên, môn đệ thiền sư Lâm Tế, người biên chép Lâm Tế Lục
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tám Thánh Đạo Phần
    ● Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Thánh Kinh
    ● Là những thiện thư được coi trọng nhất tại Trung Hoa từ thời Minh - Thanh trở đi, gồm Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn và Giác Thế Kinh (theo tiến sĩ Du Tử An thuộc đại học Hương Cảng). Giác Thế Kinh chính là Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh (tương truyền do Quan Công giáng cơ) có(...)

Tìm: