AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì-kheo Pháp Tạng
    ● 法藏比丘(S: Bhikṣu Dharmakara):Tiền thân của Phật A Di Đà.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì Lô
    ● Nguyên chữ là “ Tì Lô Xá Na” là chữ người Trung Hoa dùng để phiên âm chữ Phạn “ Vairocana,” có nghĩa là chân thân của Phật. Các tông phái Phật giáo giải thích chữ này theo nhiều cách khác nhau. Song thông thường thi “ Tì Nô Xá Na” thường được dùng để chỉ Pháp Thân Phật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì-lô-xá-na
    ● (Nh. Birushana, Ph. Vairochana) là “Đức Quang Minh Biến Chiếu.” Trong số những vị Phật phi lịch sử, Tì-lô-xá-n là vô thượng, tượng trưng cho tâm thức vũ trụ hay Phật Tri-kiến siêu việt. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì-ma-chất-đa
    ● (tức Tì-ma-chất-đa-la 毘摩質多羅; S: Vimalacitra) vua của cõi trời a-tu-la
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì Nại Da
    ● Phạn: Vinaya, Hán dịch: diệt, luật, điều phục. Tức giới luật do Phật chế định
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì Ni
    ● 毘尼 (S: Vinaya-piṭaka): Luật.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì-thủ-yết-ma
    ● Tên một vị thiên thần, dịch nghĩa là “chủng chủng công nghiệp”. Ở Ấn Độ thời cổ, đa số những người làm thợ thủ công thường thờ cúng vị thiên thần này.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì Xá
    ● Là giai cấp của những người thuộc giới địa chủ, thương chủ, nghiệp chủ ở Ấn Độ thời đức Phật
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tì Xá Già
    ● Cũng là loài quỉ ăn thịt, uống máu, hút tinh khí của người.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tịch
    ● Vắng lặng, không xao động. Đây là thuật ngữ mô tả Phật tánh thường hằng bất biến, không bị ngoại cảnh làm ô nhiễm, biến đổi, thường được diễn tả bằng câu nói “bất sanh, bất diệt, bất nhất, bất nhị, bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh”. Giải thích một cách nông cạn thì Chiếu là khả năng(...)

Tìm: