AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Mục
    ● Là thụy hiệu của Lã Mông Chánh (944-1011), tự Thánh Công, người xứ Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, làm Tể Tướng dưới đời Tống Thái Tông và Tống Chân Tông. Ông vốn thuộc dòng dõi quyền quý, cha là Lã Quy Đồ làm quan Thị Lang, nghe lời người thiếp gièm xiểm, nhẫn tâm đuổi mẹ con ông ra khỏi nhà. Mẹ(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Mục Vương
    ● Tên thật là Tiền Nguyên Quyền, con của Tiền Mục, theo cha chinh chiến, lập nhiều chiến công, từng làm Thanh Hải Quân Tiết Độ Sứ, Trấn Đông Quân Tiết Độ Sứ. Vào thời Ngũ Đại, Trung Hoa bị chia nát thành từng tiểu quốc. Các Tiết Độ Sứ đua nhau chiếm cứ, lập quốc tự xưng vương. Tiền Mục chiếm(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Ngôn
    ● (Và Bạch Thoại) là hai thể văn của Trung Quốc. Bạch Thoại còn gọi là Ngữ Thể, một thể viết theo tiếng nói. Nói cách khác, đó là hình thức văn viết của tiếng Phổ Thông (Mandarin) hay Hán Ngữ hiện đại. Văn Ngôn là loại bút ngữ dùng trong biên chép hoặc trước thuật, là một loại văn viết được(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vân Ngưu
    ● Là một loài vật tưởng tượng. Cổ nhân thường tạc tượng Vân Ngưu có hình dáng một con trâu hay bò mập mạp, chân ngắn, sừng cong ngắn, cổ bạnh, khắp mình có những xoáy tròn như mây cuộn, bốn chân có những đám mây nhỏ. Vân Ngưu tượng trưng cho sự cần cù, kiên quyết.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vạn Niên Bạ
    ● Sổ ghi tài sản của nhà chùa khi bàn giao giữa các đời trụ trì.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vân Ô
    ● Tức Vân Thê và núi Ô Long. Vân Thê là đạo tràng Tịnh Độ của Liên Trì đại sư (Bát Tổ của Tịnh Tông), Ô Long là đạo tràng Tịnh Độ của Thiếu Khang đại sư (Ngũ Tổ Tịnh Độ Tông).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vân Phong
    ● (1219-1293): pháp hiệu của thiền sư Diệu Cao thuộc phái Đại Huệ, tông Lâm Tế, sống vào đời Nguyên, quê ở Trường Lạc, Phúc Châu. Sư là đệ tử nối pháp của Yển Khê Quảng Văn ở chùa Tịnh Từ, núi Kính Sơn, Hàng Châu.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vạn Quân Cửu Thân Hàm Trượng
    ● (ông Vạn đích thân dạy học đã lâu). Chữ Hàm Trượng (函 丈) vốn là một từ ngữ để gọi thầy dạy học một cách cung kính. Quan Huyền khi chú giải sách Lễ Ký đã giảng câu: “Nhược phi ẩm thực chi khách, tắc bố tịch, tịch gian hàm trượng” (Nếu không phải là khách đến ăn uống thì trải chiếu, chiếu được(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Sức
    ● (文飾) có nghĩa là lời nói văn nhã, đẹp đẽ, bóng bẩy, thanh tao.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Thành Công Chúa
    ● (623-580) là cháu gái Đường Thái Tông, được hoàng đế nhà Đường gả cho vua Songstan Gampo (605-650) của Tây Tạng thuộc vương triều Yarlung (sử Hán thường gọi là vương quốc Thổ Phồn) nhằm xoa dịu sự quấy phá, tấn công liên tục của họ. Theo sử liệu Tây Tạng, công chúa Văn Thành đã đem Phật Giáo(...)

Tìm: