AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vajrasattva
    ● TT : Dorje Sem-po. Hóa thần thiền định nam tượng trưng cho sự thanh tịnh bổn nhiên của tất cả chư Phật. Một thực hành tịnh hóa chính yếu thuộc mật thừa để loại trừ những chướng ngại do nghiệp xấu và sự phá vỡ những thệ nguyện tạo ra.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vajravarahi
    ● TT : Dorje Phag-mo. Hóa thần thiền định nữ, phối ngẫu của Heruka.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vajrayana
    ● (Vajrayna). Kim cương thừa, Mật thừa, dịch nghĩa là “cổ xe kim cương”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vạn Am
    ● Ðông Lâm Vạn Am Ðạo Nham thiền sư, Pháp Tự của Ðại Tuệ Cảo, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Biền Thể
    ● Còn gọi là Tứ Lục, Biền Lệ, Biền Văn, Biền Phú v.v... Theo sách Thuyết Văn Giải Tự, Biền (駢) có nghĩa là hai con ngựa cưỡi đi song song. Biền Văn đã có từ thời Tiên Tần, hưng thịnh nhất dưới thời Ngụy - Tấn, về sau trở thành thể văn bắt buộc phải dùng trong trường thi vào đời Minh và Thanh.(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vãn Ca
    ● Bài hát được hát trong các đám tang, thường để tỏ lòng thương tiếc người đã chết.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Chánh
    ● Là thụy hiệu của Phạm Trọng Yêm, ông từng làm đến chức Tham Tri Chánh Sự (Phó Tể Tướng) kiêm Khu Mật Phó Sứ, đời Tống Nhân Tông, nổi tiếng nhân từ. Lúc sinh thời, vợ chồng con cái sống đạm bạc, bao nhiêu tiền của dùng hết vào việc chu cấp cơm áo cho người nghèo khổ, giúp đỡ con cháu nghèo(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Văn Chánh Công
    ● Là thụy hiệu của danh thần Tăng Quốc Phiên đời Thanh. Nhiếp Vân Đài chính là cháu ngoại của Tăng Quốc Phiên. Ông Tăng học rộng, văn chương tinh áo, có tài chính trị, cùng với Lý Hồng Chương, ông đã tích cực dẹp yên nội loạn dưới thời vua Quang Tự. Những trước tác của ông được tập hợp thành(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vân Cốc
    ● Thiền Sư Vân Cốc không rõ năm sanh và mất, là một vị cao Tăng thuộc tông Lâm Tế, sống vào thời Nam Tống. Thoạt đầu theo học với Thạch Khê Nguyệt Tâm, được nối pháp vị này. Năm Bảo Hựu thứ 4 (1256) đời Tống Lý Tông, Sư trụ trì chùa Thánh Thọ ở Tô Châu, rồi chùa Bản Giác ở Gia Hưng, chùa Khai(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Vân Cư
    ● Vân Cư Sơn : núi tại Giang Nam, huyện Khương Kiến Xương. Trên đỉnh thường có mây, nên đặt tên Vân Cư. Lại còn gọi là Âu Sơn, vì có đức Âu Ngập thành đạo tại đó. Đây có nhiều Tổ ở, hóa đạo nên thường lấy tên núi làm hiệu. 

Tìm: