AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đài Đạo
    ● Theo quy chế quan chức đời Thanh, cả nước được chia thành nhiều Tỉnh, mỗi Tỉnh lại chia thành nhiều Phủ (hoặc Châu, Sảnh). Mỗi Phủ gồm nhiều Huyện. Quan đầu tỉnh gọi là Tổng Đốc nắm trọn quyền hành chánh, quân sự và tư pháp từ một tỉnh đến ba tỉnh; chỉ riêng Tổng Đốc Tứ Xuyên là quản trị một(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đài Đầu
    ● Là cách viết tỏ vẻ tôn kính trong những công văn thời cổ, chừa một khoảng trống trước khi viết tên hay chức vụ của người được xưng hô. Chẳng hạn, nếu viết “Độc Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Hữu Cảm” (cảm nghĩ khi đọc Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao) thì giữa chữ Độc và chữ Ấn Quang phải chừa tối thiểu(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Đệ Tử
    ● Là quí vị đệ tử lớn của Phật, có sở trường đặc biệt, được liệt vào hàng trưởng lão thượng thủ trong tăng đoàn của Phật. Có 10 vị đại A-la-hán được mọi người tôn xưng là đệ tử lớn của Phật, đó là 10 vị tôn giả: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Ưu Ba Li, A Nan, A Na Luật, Tu Bồ Đề, Ca(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Địa Chấn Động
    ● Có 6 tướng trạng. Kinh Đại Phẩm Bát Nhã đã y theo phương hướng chấn động mà nêu ra 6 tướng như sauhướng Đông nổi lên, hướng Tây chìm xuống; hướng Tây nổi lên, hướng Đông chìm xuống; hướng Nam nổi lên, hướng Bắc chìm xuống; hướng Bắc nổi lên, hướng Nam chìm xuống; ngoài biên nổi lên, ở giữa(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Điên Hòa Thượng
    ● Được mối thiền Tào Khê, nối pháp Tổ Thạch Đàu, ở Ấp Tây U Lãnh, dưới chân núi lập thiền viện Linh Sơn, truyền pháp cho đệ tử cả ngàn người. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Đới Lễ
    ● Tức là sách Lễ Ký. Nguyên thủy, Lễ Ký là một trong sáu kinh trọng yếu của Nho Gia do Khổng Tử biên tập vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sau khi Tần Thủy Hoàng đốt sách Nho, chôn học trò, Lễ Ký chỉ còn sót lại 130 thiên, được Lưu Hướng thâu thập. Đới Đức đời Hán đã rút gọn 130 thiên ấy thành 85(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Viên Mãn
    ● Hay Đại Toàn Thiện (TT. rDzogs-pa chen-po). Thừa thứ chín và tối hậu. Nó ám chỉ sự thuần tịnh nguyên thủy của tất cả các hiện tượng và sự hiện hữu tự nhiên các phẩm tính của Phật trong tất cả chúng sinh. Nó được gọi là Đại Viên Mãn bởi mọi hiện tượng được bao gồm trong sự viên mãn nguyên(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Viên Thiền Sư
    ● Ở núi Quy-Sơn, tên là Linh-Hựu, sinh ở Trường-Khê, Phúc-Châu. Ngài xuất gia năm 15 tuổi, nghiên cứu giáo lý tại chùa Hưng-Long, Hàng-Châu. Năm 25 tuổi, ngài tham học nơi ngài Bách-Trượng. Sau về dựng chùa tại núi Quy-Sơn. Ngài mất năm 83 tuổi, nhà vua sắc phong cho tên thụy là Đại-viên Thiền-Sư.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Vô Úy Sư Tử Hống
    ● Đây là thí dụ về uy lực thuyết pháp của Phật. Bá thú đều sợ sư tử, sư tử không sợ bá thú. Cũng vậy, khi Phật thuyết pháp thì không sợ tà mà khuấy rối nên gọi là đại vô úy.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Đại Y Vương
    ● Là danh hiệu được dùng để tôn xưng đức Phật, vì chỉ có ngài mới có khả năng chỉ bày phương pháp dứt trừ được tất cả các loại bệnh khổ.

Tìm: