AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-lăng-tần-già
    ● 迦陵頻伽 (S: Kalaviṅka).Ca-lăng: tốt, đẹp. Tần-già: tiếng, âm thanh. Loài chim tiếng tốt, trong trẻo. Hán dịch là mỹ âm điểu, diệu thanh điểu. Chim này cư trú ở hang núi vùng Tuyết sơn, miền bắc Ấn Độ, màu giống như chim sẻ, lông cánh mịn đẹp, mỏ đỏ; chúng đã có thể hót được từ khi còn nằm(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-Lâu-La
    ● (Garuda), đôi khi còn phiên là Ca Lưu La., Già Lâu La, Yết Lộ Trà, dịch nghĩa là Thực Thổ Bi Khổ Thanh (ăn vào, phát ra tiếng buồn bã đau khổ), hoặc dịch là Kim Xí Điểu (chim cánh vàng), hoặc Diệu Thúy Điểu. Đây là một loại giống như chim đại bàng cực to, thần thoại Ấn Độ thường kể thần Tỳ(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-lâu-la-vương
    ● (Garuda).Loại chim Kim-sí đầu đàn.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-lưu
    ● 迦留không tra thấy. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịchCa-la-ca 迦羅迦 (S: Kālaka) loại quả có màu  đen, giống trái xí muội, rất độc.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-sa
    ● (Kasàya). Có nghĩa là áo nhuộm hoại-sắc, tức không thuộc vào năm màu chính: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, không để chính-sắc. Y của người xuất gia được may bằng vải không thuộc năm màu chính như trên, nên gọi là “ca-sa”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Ca-thấp-di-la
    ● (Kasmira): là một nước cổ ở lục địa Ấn-độ (nhà Hán của Trung-quốc từng gọi là nước Kế-tân, nhưng có thuyết cho rằng gọi như thế là nhầm), tức nay là tỉnh Kashmir ở cực Bắc của nước Ấnđộ, trong vùng núi Hi-mã-lạp. Nước này được thành lập khoảng 2.400 năm tr. TL, có mối quan hệ với Phật giáo(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Các Cõi Trời Dục Giới
    ● Kamadhatu hoặc kamavacara-Region du desir. Một trong ba cảnh giới. Lục Dục Thiên có 6 tầng trời, nơi chư Thiên vừa hưởng các phước lạc về ngũ dục, vưa trông nom cho những hàng A Tu La, nhơn gian và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các Ngài ủng hộ nền đạo lý, xem xét thế gian, che chở cho người(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Các Duyên
    ● Chữ “duyên” ở đây nghĩa là điều kiện. Theo luật duyên sinh thì bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ cũng đều do nhiều sự vật khác hợp lại sinh ra. Những sự vật khác đó gọi là “DUYÊN”. Theo Duy Thức Học thì có bốn loại điều kiện (tứ duyên)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Các Hạ
    ● Các chức Tể Tướng, Tam Công và Quận Thú đều được gọi là Các Hạ. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Các Hành
    ● Chỉ cho các pháp hữu vi. Chữ hành nguyên nghĩa đen của nó là đi, là di chuyển, biến động. Tức chỉ chung cho mọi hiện tượng sinh lý hay tâm lý đều biến dịch luôn luôn thay đổi, không thường còn, khác nào như một dòng nước chảy trôi.

Tìm: