Xin Cho Biết Về Đặc Trưng Của Bộ Tượng La Hán Trong Các Chùa Theo Phật Giáo Bắc Tông

La Hán là tên gọi tắt của A La Hán, phiên âm từ tiếng Phạn là Arahatta, còn gọi là Arahant, tiếng Hán gọi là sát tặc, có nghĩa là giết được giặc phiền não, vô lại. A La Hán là những bậc đã tu đến chỗ không sinh, không tử, không có gì phải học nữa. Theo Phật giáo, A La Hán là quả vị cao nhất trong bốn bậc của Thanh Văn thừa (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán). Đó là quả vị của các bậc tu theo pháp Tứ Đế.

Trong Phật giáo Bắc tông, La Hán được thờ tự tại các chùa ở Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh gồm 18 vị. Đây là những nhân vật xuất phát từ huyền thoại Trung Quốc. Trong Cao tăng truyện, bộ Tục Tạng, còn nêu ra tên từng vị La Hán như Tôn Bỉnh, Đàm Trưởng… Kinh Quy Nguyên Trực chỉ cho biết 18 vị La Hán này là tên 18 vị Đại hiền của Liên Hoa xã do Huệ Viễn thành lập ở Trung Quốc.

Trong các chùa theo Phật giáo Bắc tông ở miền Bắc, La Hán được thờ chỉ có 16 vị. Đây là những vị tổ của Ấn Độ, tính từ đức Phật Thích Ca trở xuống.

Tượng La Hán

Trung Quốc, mỗi chùa thờ 500 vị La Hán. Để tránh sự giống nhau trong việc tạo tác, chùa đã quy định mỗi nghệ nhân chỉ được phép tạc 5 vị.

Bên cạnh một nguồn gốc về các La Hán nêu trên, còn có một sự tích về Thập Bát La Hán được giáo thọ Hoàng Khai, chùa Càn An, Bình Định, năm Tự Đức thứ 4 (1851) lược dịch từ bản chép tay bằng chữ Hán. Theo tích này thì 18 vị La Hán vốn là con của công chúa Hy Đạt, nước Triệu.

Tại chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, có hai bộ tượng La Hán, niên đại khác nhau. Bộ nhỏ thuộc thế k XVIII, bộ lớn được tạc vào thế k XIX. Bộ tượng La Hán chùa Giác Lâm có một giá trị lịch sử lớn, là hiện vật trong ngôi chùa cổ nhất, tượng đánh dấu bước di dân của người Việt vào vùng đất mới, trong tín ngưỡng và thờ phụng có các vị La Hán, mà gốc tích của những vị này xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua phong cách tượng cũng cho thấy từ những ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm TếTrung Quốc, Phật giáo tại Nam Bộ đã dần xác lập được một dòng mới, mang đặc trưng của người Việt.