XIN CHO BIẾT VỀ HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Sau đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, theo Quyết định của Bộ trưởng Tổng Thư Hội đồng Bộ trưởng ngày 29.12.1981.

Theo Nghị quyết của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn kiện căn bản mang tính pháp lý xác định tính cách pháp nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiến chương là pháp quy, nhằm quy định những điều luật về nội dung, tính chất, hệ thống tổ chức và các mối quan hệ hành chính thuộc phạm vi ngành dọc, ngành ngang trong Giáo hội. Theo tinh thần thống nhất Phật giáo theo bản Hiến chương chính là thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái cũng như các pháp mônphương tiện tu hành đúng chánh pháp đều được tôn trọng, duy trì.

Về tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có cấp trung ương và cấp địa phương. Cấp trung ương có Hội đồng chứng minhHội đồng Trị sự và các ban ngành, viện chuyên môn. Cấp địa phương có Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo, Ban Đại diện các quận, huyện, thị xã.

Về khuynh hướng của Giáo hội, thể hiện trên sáu yếu tố:

– Thực hiện tinh thần hòa hợp chúng của đức Phật, điều hợp các hệ phái Phật giáo Việt Nam, tăng trưởng tình đồng đạo, đồng bào, đoàn kết nội bộ Phật giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

– Làm nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp, chấn hưng tư tưởng trong sáng và tích cực trong nền giáo lý đức Phật, phát huy tính sáng tạo trong sự nghiệp hoằng pháp, kết hợp với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại.

Thiết lập chương trình đào tạo và giáo dục tăng, ni, Phật tử, xây dựng thế hệ tăng ni mới có trình độ Phật học và tri thức nhập thế cơ bản, đào tạo lớp tăng, ni trí thức đủ tài năng gánh vác sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, đảm đương các ngành hoạt động của Giáo hội, chấn chỉnh mô phạm tùng lâm.

– Phát huy truyền thống yêu nước trong tăng, ni và Phật tử Việt Nam, đặt sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc, rèn luyện tinh thần hộ quốc an dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Namhội chủ nghĩa.

– Xây dựng kinh tế nhà chùa, tăng ni vừa tu học vừa lao động sản xuất để giải quyết đời sống cho mình và góp phần lợi ích thiết thực cho xã hội.

– Củng cố và phát triển tình đồng đạo với Phật tử các nước, đoàn kết hữu nghị với các tổ chức nhân dân yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên thế giới, cùng nhau đấu tranh xây dựng và bảo vệ nền hòa bình an lạc cho dân tộc và nhân loại.

Về phương châm, Hiến chương cũng quy định, giáo hội hoạt động theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Ngoài Lời nói đầu, Hiến chương gồm 11 chương, 46 điều.

– Chương một: Danh hiệu – Huy hiệu – Trụ sở

– Chương hai: Mục đích – Thành phần

– Chương ba: Hệ thống tổ chức

– Chương bốn: Hội đồng chứng minh

– Chương năm: Hội đồng trị sự

– Chương sáu: Thành hội, Tỉnh hội

– Chương bảy: Đại hộiHội nghị

– Chương tám: Giáo phẩm

– Chương chín: Tuyên dương công đức – K luật

– Chương mười: Tài chính

– Chương mười một: Sửa đổi Hiến chương

Hiến chương được in xong và công bố vào năm 1982, Phật lịch 2526