Thế nào là du hý thần thông?

Hỏi:

 Thế nào là duthần thông?

Đáp:

 Phật tánh của mình đã sẵn, muốn hiện cái gì cũng được thì cũng như đi chơi mà khỏi cần tác ý, nên gọi là duthần thông.

 Đặt ra tên chỉ là tên gọi, không phải là thật tế. Như Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát,… chỉ là những danh từ. Lục Tổ nói với Ấn Tông Pháp sư: “Thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp, Phật pháppháp bất nhị”. Ấn Tông Pháp sư giảng kinh Niết Bàn đã trên 20 lần, nhưng Ngài đối với kinh Niết Bàn chưa còn hiểu thấu. Ngài hỏi Lục Tổ: Thế nào là pháp bất nhị?

Theo Ấn Tông và người thường cho thiền địnhgiải thoát, thắc mắc Lục Tổ nói “thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp”? Vì có định nên mới có loạn làm tương đối, có giải thoát mới có trói buộc làm tương đối. Phật tánh bất nhị thì khôngtương đối, nên Lục Tổ giải thích kinh Niết Bàn cho Ấn Tông Pháp sư hiểu. Ấn Tông Pháp sư chuyên giảng kinh Niết Bàn, mà Lục Tổ chỉ nghe người ta tụng một lần.

Cao Quý Đức Vương Bồ Tát hỏi Phật: Người phạm tội ngũ nghịchkhông tin Phật pháp có đoạn dứt thiện căn Phật tánh không?

Phật nói: Thiện căn có 2: Thiện và bất thiện, Phật tánh chẳng phải thiện và bất thiện. Nói khắp thời gian là thường, mà Phật tánh chẳng phải thường và chẳng phải phi thường. Vì thường và phi thường là nhị, tức là Phật tánh khôngtương đối. Thiền định đối với tán loạn, giải thoát đối với trói buộc đều là tương đối. Cho nên, nói “thiền định, giải thoát chẳng Phật pháp”.

 Phàmthể nói được là tương đối, Phật tánh khôngbản thể, không có số lượng, suy nghĩ không đến, nên văn tự lời nói không thể diễn tả, chỉngộ thì Phật tánh tự hiện mới tự biết. Nhưng tự biết là Phật tánh tự biết, không phải bộ óc tự biết. Lúc ngộ gọi là trí Bát Nhã.